Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mối liên hệ giữa bệnh viêm ruột và bệnh gan

Loại bệnh gan mà bạn mắc phải có thể sẽ có liên quan đến bệnh Cronh và bệnh viêm loét đại tràng.

Mối liên hệ giữa bệnh viêm ruột và bệnh gan 

Bệnh viêm ruột (IBD) ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Những người bị bệnh Crohn và viêm loét đại tràng cũng có thể có nguy cơ bị bệnh gan. Một số loại bệnh gan cũng có liên quan đến IBD là viêm chít hẹp đường mật nguyên phát, viêm gan tự miễn và xơ gan mật.

Chức năng của gan

Gan, cơ quan lớn nhất trong cơ thể, thực hiện một số chức năng quan trọng mà nếu không có gan cơ thể không thể tồn tại.

Gan sẽ loại bỏ các tạp chất và vật lạ ra ngoài khỏi máu, sản xuất các protein giúp đông máu và sản xuất ra dịch mật. Khi bệnh ảnh hưởng đến hoạt động của gan, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Nguyên nhân gây xơ gan

Ở người bị bệnh viêm ruột, xơ gan có thể do viêm gan tự miễn hoặc xơ gan mật. Viêm gan tự miễn có liên quan với rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch. Xơ gan mật nguyên phát là tình trạng viêm đường mật có thể ức chế mật ra khỏi gan và đi đến ruột non. Khi mật được bị ứ lại nó có thể gây tổn thương đến mô gan. Viêm chít hẹp đường mật nguyên phát chủ yếu liên quan đến viêm loét đại tràng, và cũng có thể bị trùng với bệnh viêm gan tự miễn (đôi khi được gọi là "hội chứng chồng chéo").

Các triệu chứng của bệnh gan

Một trong những mối quan tâm lớn nhất về bệnh gan là trong giai đoạn sớm nhất của bệnh, có thể không có triệu chứng nào cả.

Một số người có thể bị bệnh gan, và không có triệu chứng bệnh, cả trên lâm sàng và cận lâm sàng (các xét nghiệm). Khi bệnh xơ gan bắt đầu gây ra các triệu chứng, chúng có thể bao gồm:

  • Kiệt sức
  • Mệt mỏi
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn
  • Yếu đuối
  • Sụt cân

Các biến chứng của bệnh gan

Trong một số trường hợp, bệnh gan lần đầu tiên được phát hiện khi nó bắt đầu gây ra biến chứng, như:

  • Chất lỏng tích tụ ở chân (phù) hoặc bụng (cổ trướng)
  • Bị bầm tím và chảy máu quá mức
  • Vàng da, vàng mắt do sự tích tụ của bilirubin
  • Ngứa, gây ra bởi sự tích tụ mật trong da
  • Sỏi mật phát triển khi mật bị tắc và không đi vào  túi mật được
  • Chất độc tích tụ trong máu và não
  • Nhạy cảm với thuốc bởi gan không có khả năng để xử lý thuốc
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa (sự gia tăng huyết áp trong tĩnh mạch được gọi là tĩnh mạch cửa)
  • Giãn tĩnh mạch, mở rộng mạch máu gây ra bởi dòng máu chảy chậm qua tĩnh mạch cửa
  • Các biến chứng khác nhau như rối loạn chức năng hệ miễn dịch, nhiễm trùng, và các vấn đề về thận

Làm thế nào là bệnh gan được chẩn đoán?

Một số xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh gan bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp cắt lớp vi tính bằng máy tính (CAT)
  • Sinh thiết gan
  • Xét nghiệm gan với đồng vị phóng xạ  hoặc soi qua thành bụng
  • Tiền sử bệnh
  • Khám sức khoẻ
  • Khám lâm sàng
  • Siêu âm

Bệnh gan có vĩnh viễn?

Tổn thương gan không thể hồi phục được, nhưng một khi đã bị bệnh, có thể thực hiện các biện pháp dự phòng để tránh tổn thương sâu hơn. Điều trị đúng đắn, ăn uống lành mạnh và tránh uống rượu là điều quan trọng để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh gan.

Bất kỳ biến chứng nào từ bệnh gan cũng phải được điều trị, để tránh gây tổn hại thêm cho các bộ phận khác khác do chất độc tích tụ trong não và máu. Thuốc cũng có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng tăng huyết áp và tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Cấy ghép gan?

Trong một số trường hợp, gan bị tổn thương quá nặng và cần phải ghép gan. Việc cấy ghép gan đang được cải tiến, và ngày càng thành công hơn.

Theo dõi bệnh gan

Những người bị IBD nếu lo ngại về bệnh gan đang phát triển nên hỏi bác sỹ chuyên khoa về dạ dày của họ về mức độ thường xuyên nên kiểm tra gan.

Sử dụng một số loại thuốc cũng có thể liên quan đến bệnh gan, và do vậy, những người bệnh IBD nên được thường xuyên theo dõi bởi bác sỹ.

Thông tin thêm trong bài viết: Caffein và bệnh viêm ruột mãn tính

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

  • 28/03/2025

    Tin vui cho những người có thói quen ăn gừng và uống trà gừng

    Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.

  • 28/03/2025

    5 loại thực phẩm bổ sung có thể gây tiêu chảy

    Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.

Xem thêm