Canxi có thể kết hợp với các chất hóa học khác, như oxalat hoặc phốt pho có trong nước tiểu để trở thành sỏi. Sỏi thận cũng có thể hình thành do sự tích tụ acid uric bắt nguồn từ rối loạn quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể.
Dấu hiệu khi bị sỏi thận
Cấu trúc đường tiết niệu của bạn không được thiết kế để loại bỏ các chất thải rắn, do đó không có gì ngạc nhiên khi sỏi thận xuất hiện, mắc kẹt trong đường tiết niệu, gây cảm giác rất đau, đến mức người ta gọi đó là "cơn đau bão thận" hoặc "cơn đau quặn thận".
Sỏi gây đau ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới. Đó là khi khởi phát, xuất hiện rất đột ngột, sau khi có một hoạt động gắng sức. Sau đó cường độ đau mạnh hơn. Người bệnh thường đau quằn quại, vật vã để tìm một tư thế giảm đau nhưng không được.
Sỏi thận gây đau ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới.
Triệu chứng đi kèm theo cơn đau sỏi thận là buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột. Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run nếu có nhiễm trùng tiết niệu kết hợp.
Các trường hợp sỏi có bề mặt nhám, gai san hô… khi cọ xát vào đường tiểu thì gây tiểu ra máu. Bình thường sỏi thận không gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, do người bệnh hoạt động nhiều, hoặc vận động mạnh thì gây tiểu ra máu.
Bế, tắc đường tiểu: Bao gồm bí tiểu, bế tắc thận, thận ứ nước căng to. Vì các dấu hiệu này tương tự với nhiều bệnh khác nên cần thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để phân tích nguyên nhân và chẩn đoán, điều trị thích hợp.
Ăn uống đúng cách để phòng sỏi thận
Uống nhiều nước: Lượng nước uống hàng ngày cần thiết là trên 2 lít (tương đương 12 cốc nước), việc uống nhiều nước có thể hạn chế được 50% bệnh sỏi thận tái phát. Đặc biệt trong nước chanh có nhiều chất xitrat là chất hạn chế ngưng kết oxalate và can xi trong nước tiểu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi.
Ăn thức ăn có giàu canxi: Canxi có nhiều trong sữa, fomate, trứng…, khi chúng ta ăn kiêng các thức ăn chứa nhiều canxi dẫn đến nguy cơ mắc bệnh sỏi thận oxalate gia tăng, vì canxi trong thức ăn sẽ kết hợp với oxalate trong đường tiêu hóa và được đào thải ra ngoài. Lượng canxi được khuyến nghị ăn hàng ngày là từ 1.000-1.200 mg/1 ngày (tương đương khoảng 2-3 cốc sữa). Trái lại can xi bổ sung (sử dụng uống bổ sung trong loãng xương) là yếu tố gây tăng nguy cơ bệnh sỏi thận…
Cần hạn chế gì khi bị sỏi thận?
Hạn chế nước ngọt có ga và nước đường: Trong nước ngọt có ga chứa chất acid phosphoric là nguyên nhân hình thành sỏi thận, bện cạnh đó có hàm lượng fructose, fructose đã được chứng minh là làm tăng bài tiết nước tiểu có các tinh thể: canxi, oxalate , và axit uric, do đó làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Trong nước ngọt có ga chứa chất acid phosphoric là nguyên nhân hình thành sỏi thận.
Hạn chế ăn thịt đỏ
Thịt đỏ, nội tạng động vật và động vật có vỏ, có chứa 1 lượng lớn hợp chất hóa học tự nhiên gọi là purine, lượng purine cao sẽ dẫn đến sản xuất acid uric cao, làm tăng bài tiết acid uric trong nước tiểu, tạo sỏi acid uric.
Hạn chế ăn mặn: Chỉ nên ăn 2 - 3g muối/1 ngày, ăn nhiều muối (Nacl) dẫn đến tăng natri, khi tăng natri trong máu làm tăng đào thải canxi ra nước tiểu (vì natri và can xi cùng chia nhau cơ chế vận chuyển trong thận). Nghiên cứu cho thấy: nếu ăn tăng 100mmol Nacl trong thức ăn thì sẽ bài tiết ra nước tiểu tăng 25mg canxi, gây tăng nguy cơ bệnh sỏi thận. Bên cạnh đó natri cao gây ảnh hưởng không tốt cho bệnh lý tim mạch và huyết áp
Hạn chế rượu
Vì rượu là nguyên nhân gây mất nước, nguy cơ sỏi thận tăng.
Tránh bổ sung vitamin C liều cao
Oxalate là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa vitamin C. Nên uống 60mg/ngày vitamin C dựa trên chế độ ăn uống, nếu bạn muốn uống vitamin C bổ sung, không được quá 500mg/1 ngày, lượng dư thừa 1.000mg/ngày trở lên có thể tạo ra nhiều oxalate trong cơ thể, tạo sỏi thận oxalate.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Người bị sỏi thận càng dễ bị loãng xương?
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.