Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điểm khác nhau giữa các xét nghiệm COVID-19

Hiện nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm để phát hiện COVID-19. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn không rõ các xét nghiệm này có điểm gì khác nhau, và chúng thực hiện với các mục đích nào, trong trường hợp nào và cách thức như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm chẩn đoán là phương pháp xác định một người nào đó tại thời điểm hiện tại có nhiễm COVID-19 hay không (nghĩa là hiện tại họ đang có bệnh hay không). Một số cách gọi của xét nghiệm này như:

1. RT-PCR (Real-Time Polymerase Chain Reaction).

Đây là kỹ thuật sử dụng phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược, dùng để tìm kiếm sự hiện diện của virus Sars-CoV-2 bằng cách phát hiện vật liệu di truyền (RNA). Các mẫu bệnh phẩm của xét nghiệm này bao gồm:

+ Dịch ngoáy mũi

+ Dịch ngoáy họng

+ Dịch nước bọt

Khi mẫu bệnh phẩm có chứa virus, RNA của virus sẽ được tổng hợp và chuyển đổi thành DNA và tạo ra nhiều bản sao. Các bản sao này sẽ bị phát hiện bởi các máy xét nghiệm sinh học phân tử. Để cải thiện độ chính xác, nhiều xét nghiệm sinh học phân tử phát hiện nhiều DNA virus thay chỉ vì 1 gen nhất định.

Xét nghiệm RT-PCR có kết quả khá nhanh, thường là 15-45 phút. Được coi là tiêu chuẩn “VÀNG” trong chẩn đoán COVID-19, các đánh giá cho thấy xét nghiệm RT-PCR đạt chính xác tới 95,1%. Nếu một người được xác định dương tính với COVID-19 qua phương pháp xét nghiệm này, thường sẽ không cần phải tiến hành làm thêm các lần khác để xác định.

Một điểm lưu ý là RT-PCR cũng có khả năng gây âm tính giả. Âm tính giả là khi người bệnh có nhiễm virus, xong xét nghiệm chưa phát hiện ra. Điều này có thể do một số yếu tố bao gồm:

  • Sai sót trong lấy mẫu
  • Sai sót trong vận chuyển và xử lý mẫu
  • Sai sót do xét nghiệm quá sớm. Có thể mất đến 5 ngày sau khi phơi nhiễm trước khi vật chất di truyền của virus bị phát hiện, và tình trạng âm tính giả có thể gặp phải trong giai đoạn này.
  • Kiểm tra quá muộn. Vật chất di truyền của virus trong đường hô hấp trên có thể bắt đầu suy giảm sau tuần đầu tiên. Do vậy, xét nghiệm muộn cũng có thể gây âm tính giả.
 

2. Xét nghiệm kháng nguyên

Xét nghiệm kháng nguyên cũng là một xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, dựa trên phương pháp phát hiện cấu trúc của một số protein nhất định được gọi là kháng nguyên virus hiện diện trên bề mặt của virus. Mẫu được lấy từ dịch ngoáy mũi. Xét nghiệm này cũng được gọi là test nhanh COVID-19.

Về bản chất, trong mẫu test sẽ có kháng thể, và khi xuất hiện kháng nguyên trong mẫu dịch thì kháng nguyên và kháng thể sẽ liên kết với nhau tạo ra kết quả dương tính. Xét nghiệm này thường cho kết quả nhanh hơn so với xét nghiệm RT-PCR, và thường trong khoảng từ 15-30 phút. Tuy nhiên, độ chính xác của test kháng nguyên cũng thấp hơn một chút, ở mức 72% đối với những người có triệu chứng và 58% trên những người không có triệu chứng.

Tương tự như test RT-PCR, test kháng nguyên cũng có khả năng gây ra tình trạng âm tính giả. Nhìn chung, test kháng nguyên phù hợp với vai trò là test nhanh. Nếu cần test chính xác, test RT-PCR vẫn là tiêu chuẩn vàng.

Xét nghiệm đánh giá

Xét nghiệm kháng thể

Xét nghiệm kháng thể là xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu của virus mới trong máu. Kháng thể là các protein mà hệ thống miễn dịch tạo ra sau quá trình nhiễm bệnh để chống lại tình trạng nhiễm bệnh ở lần tiếp theo.

Thông thường, kháng thể cần 1 đến 3 tuần để sản xuất. Bởi điều này, xét nghiệm kháng thể không giống như 2 xét nghiệm chẩn đoán trên, khi không được dùng để chẩn đoán nhiễm bệnh. Xét nghiệm này sẽ lấy máu từ đầu ngón tay hay tĩnh mạch của người được xét nghiệm tiến hành.

Một số ưu điểm của phương pháp này bao gồm: tiến hành nhanh chóng, đơn giản, chi phí rẻ và có thể áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhược điểm là tính chính xác không cao và có thể nhầm lẫn với các virus gây cảm lạnh hay cảm cúm khác. Theo các đánh giá, tính chính xác của phương pháp này tăng lên theo thời gian, cụ thể:

  • 30% độ chính xác sau 1 tuần xuất hiện các triệu chứng
  • 70% độ chính xác sau 2 tuần xuất hiện các triệu chứng
  • Trên 90% độ chính xác sau 3 tuần xuất hiện các triệu chứng

Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các kháng thể sẽ tồn tại trong cơ thể ít nhất 5-7 tháng sau khi phục hồi nhiễm COVID-19. Do vậy, xét nghiệm này thường để đánh giá một cá nhân có từng mắc bệnh trong quá khứ hay không.

Tóm lại

Có một số phương pháp test COVID-19 hiện nay, và chúng có những ưu – nhược điểm nhất định trong việc đánh giá. Các phương pháp được sử dụng trong những trường hợp nhất định sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình xét nghiệm và sàng lọc, cũng như đánh giá tình trạng bệnh nhân khỏi bệnh.

Tham khảo thêm thông tin tại: Tại sao tiêm vaccine COVID-19 mũi thứ 2 rất quan trọng?

Bs. Lê Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 07/06/2023

    Những nguyên tắc dinh dưỡng mà người bệnh lao phổi không thể bỏ qua

    Khi mắc bệnh lao phổi, hệ miễn dịch của bệnh nhân thường bị suy yếu, hấp thu dinh dưỡng kém nên thường dẫn đến sút cân, thiếu chất. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh lao phổi cần bổ sung dinh dưỡng thật tốt để tăng hiệu quả điều trị, mau hồi phục sức khoẻ.

  • 07/06/2023

    Vi chất dinh dưỡng - Bổ sung thế nào là an toàn?

    Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.

  • 07/06/2023

    Protein niệu

    Protein có thể xuất hiện trong nước tiểu của bạn với một lượng nhỏ và điều đó được xem là bình thường. Tuy nhiên nếu nồng độ protein này cao vượt một ngưỡng nhất định thì đây là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ bệnh thận.

  • 06/06/2023

    Chuyên gia huyết học tư vấn cách nhận biết trẻ thiếu máu dinh dưỡng

    Thiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 4 tuổi) trên toàn cầu dao động trong tỷ lệ từ 30% đến 58%. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu là do thiếu sắt và các vi chất đi kèm với sắt, điển hình là kẽm.

  • 06/06/2023

    Tokophobia – hội chứng tâm lý sợ sinh con

    Tokophobia là hội chứng tâm lý sợ sinh con. Giống như chứng sợ độ cao hoặc sợ nhện đến mức tê liệt, tokophobia được gọi là chứng ám ảnh cụ thể, có nghĩa là nó đủ nghiêm trọng để cản trở chất lượng cuộc sống.

  • 06/06/2023

    Tầm soát đột quỵ - giải pháp ngăn ngừa tai biến sớm

    Tầm soát đột quỵ là phương pháp giúp bạn đánh giá được các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ từ đó phòng ngừa bệnh sớm, giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

  • 06/06/2023

    4 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau đầu tại nhà

    Đau đầu là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, công việc của người mắc. Bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng ngay 4 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau đầu tại nhà sau đây.

  • 06/06/2023

    Tình trạng run người có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề gì?

    Run là những cử động nhịp nhàng, không có chủ đích của một bộ phận cơ thể (ví dụ như tay, chân, cằm, đầu cổ…) hoặc run toàn thân (run người). Dù không đe dọa tới tính mạng, nhưng tình trạng run khó kiểm soát có thể khiến người bệnh thấy lo lắng, thiếu tự tin, gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống thường ngày.

Xem thêm