Những quan niệm sai lầm về chiều cao của trẻ
1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời) và sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.
Để giúp bé yêu phát triển chiều cao tối ưu trong giai đoạn trên, hãy tránh các sai lầm hay gặp mà Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đưa ra nhé.
Suy nghĩ rằng gen di truyền là tất cả
Theo các nghiên cứu trên thế giới thì chiều cao lúc trưởng thành là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố chính sau: yếu tố gen di truyền, giới tính, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe, hoạt động thể chất, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của bé.
Trong đó theo các tính toán của nhiều nghiên cứu đóng góp của yếu tố gene trong việc quyết định chiều cao sau này của 1 con người chỉ chiếm khoảng 25%. Còn lại là các yếu tố kể trên.
Nói như vậy không có nghĩa là nếu trẻ mang gene thấp thì nếu đảm bảo đạt được tất cả các yếu tố còn lại thì trẻ sẽ cao đạt chuẩn hoặc trên chuẩn trung bình được mà chỉ có giá trị rằng nếu trẻ có gene thấp nhưng được tạo mọi điều kiện phát triển thì sẽ phát huy được tối đa khả năng bộ gene của trẻ đó.
Do vậy không nên có quan niệm sai lầm rằng cha mẹ thấp thì nghiễm nhiên con thấp: vì có thể cha mẹ, ông bà có gene chiều cao bình thường như do điều kiện sống trước đây thiếu thốn nên chưa bộc lộ được bộ gene này, khi thế hệ con cháu được nuôi dưỡng tốt sẽ cải thiện tốt hơn chiều cao.
Tương tự như vậy nếu trẻ có gene cao mà không có các điều kiện chăm sóc kể trên thì cũng sẽ không phát huy được ưu điểm bộ gene và trẻ đó vẫn có khả năng thấp dưới trung bình nhiều. Chính vì vậy ở các nước đang phát triển như Việt nam, khi điều kiện sống đi lên, chúng ta dễ nhận thấy hiện tượng thế hệ sau thường cao hơn thế hệ trước.
Không tạo điều kiện cho bào thai phát triển tốt
Cưa có ý thức chăm sóc bà mẹ mang thai trong chế độ ăn, nghỉ ngơi, sinh hoạt. Với những bà mẹ nghén nhiều kém ăn lên cân không đạt 12kg/9 tháng mang thai, cần được bổ sung sữa và uống bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất cần như B, C, canxi, sắt, kẽm, A (liều thấp dưới 5.000ui/ngày).
Không đảm bảo đủ sữa mẹ cho con trong 6 tháng đầu đời
Do suy nghĩ coi trọng sữa công thức do xem các nội dung quảng cáo thổi phồng hiệu quả của sữa công thức, trong khi đó sữa mẹ của những người mẹ khỏe mạnh, ăn tốt là nguồn dinh dưỡng thích hợp nhất cho trẻ phát triển tốt.
Do mẹ ăn uống kiêng khem nhiều gây thiếu chất: trong khi đó mẹ cho con bú cần uống thêm sữa tối thiểu 400ml/ngày và ăn đủ chất (thịt các loại, trứng, tôm, cua, cá, rau quả) chỉ kiêng những loại gia vị chua cay, tỏi và những thực phẩm lên men có thể gây rối loạn tiêu hóa. Và mẹ cần được gia đình hỗ trợ để được ngủ đủ, tinh thần thoải mái mới có nhiều sữa.
Chế độ ăn dặm chưa hợp lý về số lượng và chất lượng
Điều này khiến trẻ không đủ năng lượng để phát triển và đặc biệt bị thiếu hụt các vi chất quan trọng cho phát triển chiều cao là vitamin A, Canxi (và D), sắt và kẽm.
Những sai lầm trong chế độ ăn dặm
Dưới đây là những sai lầm hay gặp trong chế độ ăn dặm của các gia đình đưa trẻ suy dinh dưỡng đến khám tại Trung tâm khám của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia:
Thời gian ăn dặm quá sớm: Một số gia đình cho trẻ ăn dăm khi 2-3 tháng là quá sớm, khuyến nghị là tròn 6 tháng. Trường hợp đặc biệt trẻ không dung nạp sữa tốt và bị suy dinh dưỡng có thể ăn sớm hơn nhưng cũng phải khi tròn 4 tháng, nếu ăn dặm trước đó không đủ men tiêu hóa trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa kéo dài và suy dinh dưỡng nặng.
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.
Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).