Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các biện pháp khắc phục tại nhà tốt nhất cho bé bị táo bón

Các biện pháp khắc phục tại nhà chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và xoa bóp có thể giúp giảm táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu những điều này không giúp ích gì cho trẻ thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Các bác sĩ thường định nghĩa táo bón là đi tiêu ít hơn ba lần mỗi tuần và đi ngoài phân cứng khô. Các bác sĩ thường không coi thói quen đại tiện không thường xuyên là vấn đề đáng lo ngại ở trẻ bú mẹ, vì thói quen đại tiện của mỗi trẻ là khác nhau.

Đặc biệt, trẻ sơ sinh trên 6 tuần tuổi có thể không đi ngoài hơn một tuần. Tuy nhiên, táo bón có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh đang chuyển sang chế độ ăn dặm với thức ăn đặc và những trẻ đang bú sữa công thức. Có tới 30% trẻ em bị táo bón vào một thời điểm nào đó và chỉ 4% là do các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh Hirschsprung - một dị tật bẩm sinh trong đó thiếu các tế bào thần kinh ở phần cuối ruột của trẻ hoặc sử dụng thuốc. Các biện pháp khắc phục tại nhà thường có thể giúp giảm táo bón. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng khác như chướng bụng hoặc nôn thì trẻ có thể cần đi khám bác sĩ.

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho táo bón ở trẻ sơ sinh bao gồm:

1. Tập thể dục

Cũng như người lớn, tập thể dục và vận động có xu hướng kích thích ruột của trẻ. Tuy nhiên, vì trẻ sơ sinh có thể chưa biết đi hoặc chưa biết bò nên cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể cần giúp trẻ tập thể dục để giảm táo bón. Cha mẹ có thể nhẹ nhàng di chuyển chân của em bé khi trẻ nằm ngửa để bắt chước chuyển động của việc đi xe đạp. Làm điều này có thể giúp ruột của trẻ tăng nhu động và giảm táo bón.

2. Tắm nước ấm

Cho trẻ tắm nước ấm có thể làm giãn cơ bụng và giúp trẻ hết căng thẳng. Tắm nước ấm cũng có thể làm giảm một số khó chịu liên quan đến táo bón.

Đọc thêm bài viết: Thời tiết thất thường, bố mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ?

3. Uống đủ nước

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thường không cần uống bổ sung nước vì trẻ được bổ sung nước từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, trẻ trên 6 tháng tuổi đang ăn dặm có thể uống thêm nước giữa các lần bú.

4. Nước hoa quả

Trẻ sơ sinh chưa bắt đầu ăn thức ăn đặc có thể được lợi khi uống 30 - 60ml nước ép trái cây, chẳng hạn như nước ép mận, lê hoặc táo 100%. Đường trong nước trái cây khó tiêu hóa. Kết quả là, nhiều chất lỏng đi vào ruột hơn, giúp tăng tần suất và hàm lượng nước trong phân. Nước bổ sung làm mềm và phá vỡ phân. Tuy nhiên, cha mẹ nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ uống nước trái cây lần đầu tiên.

5. Thay đổi chế độ ăn uống

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm táo bón, nhưng những thay đổi sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và chế độ ăn uống hiện tại của trẻ. Những em bé uống sữa công thức có thể được lợi khi thử dùng một loại sữa công thức khác. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có sự điều chỉnh thay đổi chế độ ăn cho trẻ. Nếu trẻ sơ sinh đang ăn dặm, chúng có thể được hưởng lợi từ các loại thực phẩm là nguồn chất xơ tốt như:

  • bông cải xanh hoặc cà rốt xay nhuyễn
  • ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bột yến mạch, lúa mì hoặc lúa mạch
  • đào, lê hoặc mận xay nhuyễn

6. Xoa bóp

Mát xa nhẹ nhàng có thể giúp trẻ giảm táo bón. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn khi mát xa cho trẻ:

  • Sử dụng đầu ngón tay để tạo chuyển động tròn trên bụng theo chiều kim đồng hồ.
  • Di chuyển các ngón tay quanh rốn theo chiều kim đồng hồ.
  • Giữ đầu gối và bàn chân của em bé lại với nhau và nhẹ nhàng đẩy bàn chân về phía bụng.
  • Dùng ngón tay vuốt từ khung xương sườn xuống qua rốn.

7. Đo nhiệt độ trực tràng

Khi trẻ bị táo bón, bác sĩ có thể khuyên nên thụt tháo trực tràng cho trẻ bằng cách bôi trơn để giúp trẻ đi đại tiện. Điều quan trọng là không nên sử dụng phương pháp này thường xuyên, vì nó có thể làm cho tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn. Em bé có thể bắt đầu không muốn đi tiêu mà không có sự giúp đỡ, hoặc trẻ thể bắt đầu liên tưởng việc đi tiêu với sự khó chịu, khiến chúng quấy khóc hoặc khóc nhiều hơn trong quá trình này. Vì vậy, ốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng biện pháp này cho trẻ.

Đọc thêm bài viết: Tại sao trẻ thường biếng ăn vào mùa hè?

Dấu hiệu bé bị táo bón

Vì trẻ sơ sinh có thể không đi cầu trong thời gian dài nên khó có thể biết liệu trẻ có bị táo bón hay không. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón bao gồm:

  • Trẻ không đi tiêu, mặc dù đã thử các biện pháp khắc phục tại nhà trong vài ngày
  • Phân của trẻ thay đổi tính nhất quán từ phân mềm sang cứng
  • Trẻ căng thẳng khó khăn trong khi cố gắng đi tiêu
  • Có máu trong phân
  • Trẻ chán ăn
  • Bụng của trẻ cứng hoặc căng chướng
  • Dấu hiệu đau bụng

Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh thay đổi tùy theo độ tuổi và chế độ ăn uống. Phân trước khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc phải rất mềm, giống như bơ đậu phộng, hoặc có thể lỏng hơn. Táo bón thường xảy ra ở các mốc quan trọng trong cuộc đời của trẻ sơ sinh, chẳng hạn như chuyển sang chế độ ăn dặm hoặc ở trẻ mới biết đi

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Tốt nhất là gọi bác sĩ nhi khoa nếu em bé tiếp tục không đi ngoài hoặc nếu có các dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Máu trong phân
  • Trẻ cáu gắt
  • Trẻ có dấu hiệu đau bụng hoặc chướng nặng

Điều trị táo bón cho trẻ thường bắt đầu bằng biện pháp khắc phục tại nhà. Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, bác sĩ có thể thăm khám thêm cho em bé và trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sẽ được kê đơn thuốc như:

  • thuốc nhuận tràng
  • chất làm mềm phân
  • thụt tháo
  • thuốc đặt trực tràng

Mọi người không bao giờ nên cho em bé dùng những loại thuốc này trừ khi bác sĩ kê đơn.

Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 25/06/2025

    Các bệnh về da mùa nắng nóng: Cách phòng tránh và điều trị

    Mùa hè với thời tiết nắng nóng gay gắt không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn tạo điều kiện cho các vấn đề về da bùng phát.

  • 24/06/2025

    Bạn có thể diệt hoặc loại bỏ chấy bằng muối không?

    Chấy là loài côn trùng ký sinh không có cánh, hút máu người và thường được tìm thấy trong tóc và da đầu. Chấy rất phổ biến và lây lan qua tiếp xúc đầu với đầu hoặc dùng chung mũ, bàn chải hoặc lược. Tại Hoa kỳ có tới 12 triệu ca nhiễm chấy mỗi năm. Chấy cái trưởng thành đẻ trứng dính trên thân tóc; trứng nhỏ khó phát hiện, khó loại bỏ. Có một số biện pháp loại bỏ chấy, nhưng dùng muối không phải là biện pháp hiệu quả diệt chấy hoặc trứng chấy.

  • 24/06/2025

    Vì sao trẻ nhỏ và người cao tuổi cần bổ sung vitamin D3 và K2 ở dạng hấp thu cao?

    Trẻ nhỏ và người cao tuổi là 2 nhóm đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc và chế phẩm bổ sung, do chức năng hấp thu, chuyển hóa của hệ tiêu hóa cũng như chức năng thải độc (của gan, thận) chưa hoàn thiện hoặc đã suy giảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.

  • 23/06/2025

    Khi nào cần thay đổi phác đồ điều trị bệnh vảy nến

    Chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị khỏi bệnh vẩy nến. Một số phương pháp điều trị mới có thể bao gồm làm sạch da tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn và tiết kiệm tiền.

  • 23/06/2025

    Độ tinh khiết của nguyên liệu – Yếu tố chìa khóa quyết định hiệu quả của vi chất dinh dưỡng

    Trong ngành dược phẩm và thực phẩm bổ sung, chất lượng nguyên liệu ban đầu để sản xuất các vi chất dinh dưỡng mặc dù có hàm lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm. Một trong những tiêu chí cốt lõi để đánh giá chất lượng nguyên liệu là độ tinh khiết – tức mức độ hoạt chất có lợi so với các tạp chất không mong muốn. Vitamin K2 (MK-7) và vitamin D3 là những vi chất như vậy, chỉ một sai lệch nhỏ về độ tinh khiết cũng có thể làm giảm tác dụng sinh học hoặc gây nguy cơ tích lũy độc tính.

  • 22/06/2025

    Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ

    Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ não bộ khỏi nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.

  • 21/06/2025

    Hội thảo chuyên đề Vitamin K2 & D3: Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng

    Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2025 – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dược phẩm An Minh đã tổ chức thành công hội thảo chuyên đề: “Vitamin K2 & D3 – Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng”.

  • 21/06/2025

    Lẹo mắt có liên quan đến căng thẳng không?

    Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt

Xem thêm