Lầm tưởng 1: bệnh vẩy nến có tính lây nhiễm?
Nhiều người tin rằng mình có thể bị lây bệnh thông qua tiếp xúc da kề da hoặc qua quan hệ tình dục. Nhưng điều này không đúng.
Một số bệnh về da dễ lây lan như bệnh nấm da chân, có thể gây bong tróc da và nổi mụn nước ngứa, giống như bệnh vẩy nến. Nhưng bệnh nấm da chân là do một loại nấm gây ra và do đó nó có thể dễ lây lan giữa người với người. Còn bệnh vẩy nến là bệnh tự miễn dịch, có nghĩa là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh. Vì vậy, bạn không thể lây bệnh vẩy nến từ người khác.
Đọc thêm bài viết: 9 loại thực phẩm dễ gây dị ứng
Lầm tưởng 2: bệnh vẩy nến giống như bệnh chàm
Có thể khó phân biệt sự khác nhau giữa bệnh vẩy nến và bệnh chàm, vì cả hai đều là tình trạng liên quan đến miễn dịch khiến da bị kích ứng, viêm nhiễm. Nhưng chúng không giống nhau, điểm khác biệt chính là thời gian khởi phát, vị trí và triệu chứng điển hình.
Bệnh chàm thường bắt đầu sớm, ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong khi bệnh vẩy nến thường mất nhiều thời gian hơn để biểu hiện, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 15 - 35.
Thứ hai, bệnh chàm xuất hiện ở các nếp gấp của cơ thể như: khuỷu tay, đầu gối, cổ tay và cổ. Bệnh vẩy nến có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, chủ yếu ở phần bên ngoài của khuỷu tay, đầu gối và lòng bàn tay, da đầu, bàn chân, miệng và lưng dưới.
Thứ ba, bệnh chàm có xu hướng đi kèm với ngứa dữ dội, trong khi bệnh vẩy nến thường gây bỏng, châm chích hoặc chỉ cảm thấy ngứa nhẹ.
Lầm tưởng 3: bệnh vẩy nến là do nấm, nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng gây ra
Bệnh vẩy nến là tình trạng tự miễn dịch mạn tính. Nó phát sinh từ phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức, khiến các tế bào da phát triển nhanh chóng, không phải do vi khuẩn, vi rút hoặc bất kỳ yếu tố bên ngoài nào gây ra.
Có 5 dạng vẩy nến chính:
Cả 5 loại trên đều do hệ thống miễn dịch hoạt động không hiệu quả, chứ không phải do nấm, vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng.
Lầm tưởng 4: Bệnh vẩy nến là dấu hiệu của vệ sinh kém
Có một lầm tưởng phổ biến là bệnh vẩy nến hoặc các tình trạng da mạn tính khác là do vệ sinh kém và không có cách chữa trị. Nhưng bệnh vẩy nến không thể điều trị đơn giản bằng cách vệ sinh sạch sẽ. Bởi bệnh vẩy nến không phải do vệ sinh kém mà là tình trạng tự miễn dịch mạn tính. Do đó, ngay cả việc vệ sinh cẩn thận nhất cũng không thể làm cho bệnh biến mất hoàn toàn.
Đọc thêm bài viết: Dị ứng thực phẩm mùa lễ hội
Lầm tưởng 5: Bệnh vẩy nến “chỉ” là một tình trạng da
Mặc dù phát ban thường là phần dễ thấy nhất của bệnh vẩy nến nhưng tình trạng này không chỉ nằm sâu dưới da. Bệnh vẩy nến có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như: móng tay, khớp, thậm chí cả sức khỏe tâm thần. Móng tay có thể bị đổi màu hoặc tách khỏi nền móng. Còn liên quan đến khớp thì sẽ biểu hiện bằng đau khớp, sưng và cứng khớp. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào mỗi người, hiếm gặp hơn là cột sống, hông và vai.
Những người mắc bệnh thường phải đối mặt với những khó chịu về thể chất như ngứa và đau. Nhiều người cảm thấy tự ti về các triệu chứng có thể nhìn thấy, điều này có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm và cô lập xã hội.
Lầm tưởng 6: Bệnh vẩy nến có thể chữa được
Một số phương pháp điều trị có sẵn có thể kiểm soát triệu chứng của bệnh vẩy nến có thể kể đến đó là: kem bôi và kem dưỡng da (kem steroid, kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ vitamin và kem retinol), liệu pháp ánh sáng và thuốc toàn thân có tác dụng khắp cơ thể (thuốc sinh học như Taltz hoặc thuốc ức chế miễn dịch như methotrexate).
Phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến. Những thay đổi về lối sống như kiểm soát cân nặng, ngừng hút thuốc và kiểm soát căng thẳng là một số cách ngăn ngừa các triệu chứng. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến. Bạn nên tập thể dục vừa phải 30 phút và rèn luyện sức mạnh ít nhất 5 ngày/tuần.
Tóm lại, bạn cần nhớ rằng bệnh vẩy nến là một tình trạng mạn tính phổ biến, không lây nhiễm, ảnh hưởng đến nhiều thứ chứ không chỉ ảnh hưởng đến làn da của mọi người.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?