Ánh sáng xanh năng lượng cao gây ra nhiều tác hại cho con người, đặc biệt là đôi mắt.
Hàng loạt vấn đề về mắt liên quan tới ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh chiếm tới 1/3 dải quang phổ mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Nguồn ánh sáng xanh lớn nhất quanh ta chính là ánh nắng mặt trời, giúp cải thiện sự tỉnh táo và điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.
Tuy nhiên, tiếp xúc với nguồn ánh sáng xanh nhân tạo (từ đèn huỳnh quang, thiết bị điện tử, màn hình LED) trong thời gian dài lại có thể gây hại cho đôi mắt.
Theo Hiệp hội Nhãn khoa Canada, dù có cường độ thấp hơn ánh mặt trời, ánh sáng xanh từ điện thoại di động, máy tính bảng tiếp xúc với mắt trong thời gian dài và ở cự ly gần hơn nhiều.
Hai yếu tố này gây ra tình trạng mỏi mắt và hội chứng thị giác màn hình (đau nhức, khô mắt, rối loạn điều tiết).
Ánh sáng xanh phát ra từ máy tính góp phần gây nên hiện tượng mỏi và khô mắt.
Là bức xạ có năng lượng cao, ánh sáng xanh có thể gây ra tổn thương trên lớp biểu mô sắc tố và làm mất dần các tế bào cảm thụ ánh sáng ở võng mạc (tế bào nón, tế bào que).
Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, gây suy giảm thị lực nghiêm trọng.
Đặc biệt, mắt trẻ nhỏ rất dễ tổn thương trước tác động của tia UV và ánh sáng xanh. Cấu trúc mắt ở trẻ chưa thể lọc các chùm tia ánh sáng xanh năng lượng cao.
Việc tập trung nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại cũng khiến cho chúng ta quên chớp mắt, gây khô và mỏi mắt. Thói quen sử dụng thiết bị phát ánh sáng xanh vào ban đêm cũng dễ gây ra các vấn đề lâu dài về mắt như cận thị, loạn thị.
Bảo vệ mắt trong thời đại số
Sử dụng thiết bị công nghệ đúng cách
Trong cuộc sống hiện đại, bạn không thể tránh khỏi việc sử dụng các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh, dù là TV, máy tính hay điện thoại di động. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động bảo vệ sức khỏe đôi mắt nhờ hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh liên tục.
Giữ khoảng cách 50-60cm từ mắt tới màn hình máy tính, đồng thời sử dụng nguồn ánh sáng dễ chịu với mắt như ánh sáng vàng.
Một vài gợi ý của các chuyên gia gồm:
- Tuân thủ quy tắc 20-20-20 khi dùng cách thiết bị điện tử: Nghĩa là khi nhìn màn hình 20 phút thì cho mắt nghỉ ngơi 20 giây, nhìn xa 20 feet (khoảng 6m).
- Đặt màn hình điện thoại, máy tính cách xa mắt, giảm độ sáng màn hình và bật chế độ lọc ánh sáng xanh (nếu có).
- Thay vì dùng bóng đèn dài, nên dùng nhiều bóng đèn có kích thước ngắn. Dùng đèn đúng quy chuẩn khi ngồi học, làm việc buổi tối.
- Hạn chế sử dụng các các thiết bị màn hình điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại…trong bóng tối.
Chế độ ăn
Chế độ dinh dưỡng với các loại rau lá xanh, trái cây đa màu sắc, cá béo giúp bạn bảo vệ sức khỏe nói chung cũng như đôi mắt. Thực phẩm kể trên là nguồn vi chất cần thiết cho thị lực như vitamin A, vitamin C, acid béo omega-3.
Tạo thói quen lành mạnh trước giờ ngủ
Tiếp xúc với ánh sáng xanh liên tục có thể cản trở hormone "báo hiệu giấc ngủ" melatonin, khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm.
Khi đó, để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ánh sáng xanh tới mắt và cơ thể, bạn nên tạo thói quen tránh dùng thiết bị màn hình quá sáng khoảng 2-3 tiếng trước giờ ngủ. Hạn chế "ôm" điện thoại, máy tính bảng lên giường ngủ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ánh sáng xanh gây cận thị.
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.