Thói quen ăn uống lành mạnh sẽ theo trẻ đến suốt cuộc đời.
Quan niệm của nhiều bậc phụ huynh là trẻ nên mập mạp, mũm mĩm thì mới tốt. Tin rằng "trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn", cha mẹ nhiều khi xem nhẹ hậu quả của những thói quen, lựa chọn ăn uống kém lành mạnh với sức khỏe của con. Trái lại, nhiều người lại sốt ruột khi thấy con biếng ăn, ăn kém hơn bạn cùng trang lứa.
Trong thực tế, những thói quen ăn uống trong cuộc đời của trẻ được hình thành từ rất sớm. Nghiên cứu cho thấy, các bệnh lý như tim mạch, đái tháo đường, béo phì đều khởi phát từ giai đoạn đầu đời.
Ví dụ, nhiều trẻ dưới 10 tuổi đã xuất hiện các vệt mỡ trong động mạch chủ và dấu hiệu tổn thương động mạch vành.
Để con quen với việc ăn uống lành mạnh, cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ ngay từ khi ăn dặm. Bên cạnh sự kiên nhẫn dành cho con trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý tránh một vài sai lầm dễ gây phản tác dụng sau đây:
Sai lầm 1: Cấm một vài thực phẩm
Cấm đoán trẻ ăn đồ ngọt lại vô tình khiến trẻ khao khát các món ăn vặt kém lành mạnh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cấm trẻ ăn một vài món, thực phẩm thường phản tác dụng. Khi cha mẹ ra quy định cấm trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt trong nhà, trẻ lại càng thèm muốn những thực phẩm này hơn. Trẻ bị kiểm soát và ngăn cấm chuyện ăn uống thường có nguy cơ thừa cân, thèm ăn đồ ngọt và nhiều dầu mỡ hơn.
Lời khuyên này không có nghĩa là cha mẹ có thể cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước có gas thỏa thích.
Thay vào đó, hãy thay thế đồ ăn vặt kém lành mạnh bằng món ăn tốt cho sức khỏe như táo, phô mai, rau củ quả, bánh quy ngũ cốc. Phụ huynh cũng cần đặt thực phẩm lành mạnh ở nơi trẻ dễ thấy, dễ ăn.
Sai lầm 2: Giấu rau củ trong các món ăn
Theo tờ Washington Post, để đối phó với trẻ lười ăn rau, nhiều phụ huynh tìm đến các mẹo xay, nghiền nhuyễn và giấu rau củ trong các món ăn trẻ thích. Tuy nhiên, điều này không giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống đa dạng và đủ chất. Khi ăn bánh quy làm từ bí ngô, trẻ sẽ vẫn nghĩ đó là bánh quy và không thích bí ngô hơn chút nào.
Cách tiếp cận khoa học hơn là tạo mối liên hệ giữa những thực phẩm trẻ yêu thích. Ví dụ, nếu bé thích ăn cà rốt, cha mẹ hãy cho trẻ thử thực phẩm có màu cam tương tự như khoai mật, bí ngô. Trẻ thích ăn ngô có thể làm quen với đậu Hà Lan, cà rốt thái hạt lựu.
Sai lầm 3: Đối xử với trẻ theo cân nặng của con
Anh chị em trong cùng một gia đình thường có thói quen ăn uống cũng như tỷ lệ cơ thể khác nhau. Các chuyên gia về bệnh béo phì ở trẻ khuyến cáo, các quy tắc ăn uống trong nhà không nên phân biệt trẻ béo hay trẻ gầy.
Trẻ có cân nặng lành mạnh hoặc hơi gầy không có nghĩa là có thể ăn bánh kẹo, uống nước ngọt thỏa thích.
Khi trẻ thừa cân, cha mẹ cũng không nên cấm cản con ăn uống. Cha mẹ nên làm gương cho trẻ, lựa chọn thực phẩm lành mạnh và đảm bảo trẻ luôn được ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Sai lầm 4: Không cho trẻ tham gia nấu ăn
Cha mẹ khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ở nhà bếp.
Phụ huynh là người đứng bếp sơ chế và nấu nướng thức ăn. Tuy nhiên, trẻ nhỏ nên được tham gia vào quá trình lên thực đơn và chọn lựa thực phẩm. Quá trình làm quen này giúp trẻ sẵn sàng trải nghiệm đa dạng món ăn hơn.
Cách rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh có thể bắt nguồn từ hành động đơn giản như: Đưa con đi chợ, cho bé chọn rau củ theo ý thích; Cho trẻ thử nghiệm nhặt rau và cùng chuẩn bị thức ăn; Cho trẻ tham gia làm vườn, trồng rau.
Sai lầm 5: Bỏ cuộc quá sớm
Nghiên cứu ước tính, phải sau ít nhất 15 lần thử nghiệm thì trẻ mới có thể thích một món ăn mới. Vì vậy, không ít cha mẹ đã nản lòng và bỏ cuộc trong quá trình rèn luyện thói quen ăn uống khoa học cho con.
Hãy khuyến khích trẻ làm quen với thực phẩm một cách nhẹ nhàng. Không ép buộc, dọa nạt hay dùng phần thưởng khác để dụ dỗ. Một vài nghiên cứu cho thấy, hành vi "mua chuộc" này còn khiến bé ghét món ăn đó hơn.
Cha mẹ nên kiên nhẫn thử nghiệm các phương pháp chế biến, bày trí thức ăn khác nhau. Đến một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ sẵn sàng làm quen với món ăn dù trước đây trẻ "ghét cay ghét đắng".
Sai lầm 6: Biến bàn ăn thành trận chiến
Thời gian gia đình quây quần bên bàn ăn có thể trở thành những ký ức lâu bền với trẻ. Đây cũng là mối liên kết lành mạnh đầu tiên với thực phẩm mà trẻ có thể hình thành từ sớm.
Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tránh biến giờ ăn thành khung giờ áp lực và mệt mỏi, khiến bé sợ khi ngồi vào bàn ăn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 cách để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.