Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 cách để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ

Thói quen ăn uống cũng giống như những thói quen khác , không những có thể dạy cho trẻ mà còn có thể thay đổi được.

Để hình thành cho con bạn thói quen ăn uống lành mạnh trong suốt cuộc đời hãy thử 10 cách dưới đây

Bắt đầu sớm

Những thói quen ăn uống của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể kéo dài đến hết cuộc đời – theo cả cách tốt và cách xấu. Trẻ nhỏ mà bố mẹ bắt chúng phải uống hết một chai sữa có thể mất khả năng lắng nghe cảm giác đói (đó là một trong những lí do mà nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp phòng chống béo phì). Trẻ nhỏ thường ăn nhiều rau quả sẽ nghĩ đó là việc bình thường, là những thức ăn ngon – trái ngược với những thức ăn mà chúng bị ép phải ăn.

Cho trẻ ăn những thức ăn lành mạnh

Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng có rất nhiều gia đình không thường xuyên sử dụng rau, quả và các loại thực phẩm lành mạnh khác hoặc nếu họ có sử dụng, họ sẽ không đưa rau quả và trái cây vào chế độ ăn của trẻ (bởi vì trẻ thường không thích chúng). Việc có rau xanh và giữ chúng trên đĩa là rất quan trọng và trẻ nhất định phải ăn ít nhất một hoặc hai miếng. Có thể sẽ mất khá lâu để trẻ nhận ra rằng súp lơ xanh không xấu như nó nghĩ.

Đừng chế biến các món ăn một cách vội vàng

Nhiều bậc cha mẹ nấu một bữa ăn cho trẻ sau đó lại nấu thêm một bữa khác (một số người lại nấu từng bữa ăn riêng cho mỗi đứa con của họ hoặc làm những bữa ăn thêm nếu như bữa trước chúng không chịu ăn). Nếu như bạn làm thế thì sẽ không khuyến khích trẻ thử ăn những món ăn mới.

Lên lịch và theo dõi lịch trình đó

Khi con bạn bắt đầu ăn cơm (khoảng cuối năm đầu tiên), hãy lên lịch cho 3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn phụ mỗi ngày (1 bữa phụ giữa bữa sáng và bữa trưa, bữa còn lại giữa bữa trưa và bữa tối). Nếu con bạn không ăn những gì mà bạn nấu trong vòng 20 phút, hãy mang thức ăn đó đi, và không cho trẻ ăn cho đến bữa chính hoặc bữa phụ tiếp theo. Sau một thời gian, con bạn sẽ nhận ra nếu chúng không ăn, chúng sẽ bị đói.

Hạn chế ăn vặt

Ngoài những đồ ăn vặt được phép thì trẻ không nên kiếm đồ ăn vặt nào khác trong tủ hay tủ lạnh. Nếu chúng làm thế, chúng sẽ không còn cảm thấy thèm ăn trong bữa chính.

Cẩn thận với các loại đồ uống

Kể cả một cốc nước hoa quả cũng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của trẻ. Nếu chúng khát nước, hãy cho chúng uống nước lọc.

Xem xét những thực phẩm bạn mua

Nếu không có thức ăn vặt trong nhà thì sẽ rất khó để có thể ăn chúng. Nước giải khát và kẹo cũng như vậy. Hãy dự trữ thực phẩm trong nhà bằng những đồ lành mạnh.

Làm gương

Trẻ thường để ý nhiều hơn đến những gì chúng ta làm hơn là những gì chúng ta nói. Nếu như bạn không ăn những thực phẩm lành mạnh, vậy thì tại sao chúng lại phải ăn?

Bữa ăn tối cùng gia đình

Cách tốt nhất không chỉ là làm gương và đảm bảo chắc rằng những gì trẻ ăn là tốt cho chúng, mà bữa ăn tối cùng gia đình cũng tốt cho mối quan hệ gia đình, cho sự phát triển của đứa trẻ và có thể giữ cho trẻ không gặp rắc rối

Đi chợ và nấu ăn cùng nhau

Nếu bạn có thể thì hãy cùng sản xuất thức ăn với trẻ (ví dụ cùng trẻ trồng rau, nuôi gà lấy trứng). Hãy để cho thói quen ăn uống lành mạnh trở thành một niềm vui, hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn với trẻ.

Mỗi trẻ và mỗi gia đình là khác nhau. Hãy đảm bảo rằng bạn đã nói với bác sĩ của bạn nếu như con của bạn có bất kì vấn đề sức khỏe nào hoặc nếu như bạn đã cố gắng hết sức mà những bữa ăn của trẻ vẫn hầu hết là gà viên và khoai tây chiên.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Béo phì ở trẻ em

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm