Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thảo dược tốt cho hệ tiêu hóa

Theo kinh nghiệm dân gian, có rất nhiều loại thảo dược hỗ trợ hệ tiêu hóa khi nó gặp “trục trặc”.

Thảo dược tốt cho hệ tiêu hóa

Những thảo dược này bắt đầu xuất hiện theo nhu cầu về ẩm thực của con người. Con người đã tìm tòi những loại cây, cỏ, củ, quả quanh nơi họ sinh sống dùng chế biến thêm vào các món ăn chính để tạo ra màu sắc, hương vị thơm ngon hơn và cũng để giữ cho hệ tiêu hóa trong cơ thể được cân bằng.

Xuất phát từ những vấn đề của hệ tiêu hóa

Khoang miệng, thực quản, dạ dày, tiểu tràng (ruột non), đại tràng (ruột già), trực tràng, hậu môn cùng nối với nhau tạo thành ống tiêu hóa của cơ thể. Bên trong các cấu trúc này được lót bằng một loại mô ẩm, trơn trượt (lớp niêm mạc), lớp lót này có các tuyến tạo ra axit dạ dày và các enzym cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Gan và tuyến tụy là 2 cơ quan phụ trợ tiêu hóa, sản xuất dịch tiêu hóa chứa các enzym (dịch tụy, dịch mật) bổ sung vào ruột non qua các ống dẫn. Nhiệm vụ của đường tiêu hóa là phá vỡ và chuyển hóa thức ăn thành những phân tử chất dinh dưỡng nhỏ, tinh hoa dinh dưỡng hấp thu qua lớp niêm mạc của đường tiêu hóa (chủ yếu ở ruột non) vào máu để nuôi cơ thể.

Tưởng chừng như đơn giản, nhưng việc vận hành của hệ tiêu hóa này lại dễ gây rắc rối cho con người nếu một khi ăn không đúng cách như ăn đồ sống, lạnh, đồ ăn ôi thiu, thực phẩm mất vệ sinh hay chứa độc, sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm. Ngay cả khi ăn quá nhanh, ăn quá nhiều hoặc quá ít... cũng mang lại “vấn đề” cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày còn bị tổn thương do các tác nhân khác như thuốc Tây (một số thuốc giảm đau chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch) hay do tinh thần căng thẳng.

Hình thành nhóm thảo dược hỗ trợ

Để chủ động giải quyết những vấn đề về đường tiêu hóa, người ta đã tìm kiếm các loại thảo dược tự nhiên. Theo thời gian, “kho” thảo dược đã được tích lũy để hỗ trợ và cải thiện sự tiêu hóa của con người.

- Các loại thảo dược có tác dụng nhuận tràng được coi là phần quan trọng để thanh lọc đường tiêu hóa, giúp phòng tránh được nhiều bệnh tật, việc sử dụng các thảo dược tẩy tràng vẫn phổ biến trong y học cho đến đầu thế kỷ thứ XIX.

- Một số loại thảo dược có vị cay, đắng cũng đã được sử dụng hàng nghìn năm trước để hỗ trợ tiêu hóa. Các chất đắng, cay đó kích thích sự tiết dịch tiêu hóa của tuyến tụy và gan, kích thích sự thèm ăn, giảm co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa.

Ngày nay, mặc dù các loại thuốc tân dược dùng điều trị tiêu hóa có sẵn trên thị trường, nhưng nhiều người vẫn quen dùng và ưa chuộng các loại thảo dược, vì nó đơn giản, dễ dùng, hiệu quả và ít tác dụng phụ.

Những loại thảo dược lâu đời tốt cho hệ tiêu hóa

Cúc La Mã (Matricaria recutita): Đây là loại thảo dược phổ biến qua nhiều thế kỷ. Cúc La Mã giúp giải quyết nhiều vấn đề về tiêu hóa bao gồm khó tiêu, tiêu chảy, viêm đại tràng.
Thì là Tây (Foeniculum vulgare): Thì là Tây hay còn gọi là tiểu hồi hương đã được sử dụng để điều trị bệnh tiêu hóa trong hàng nghìn năm. Loại thảo dược này được dùng trong cả ẩm thực lẫn chữa bệnh. Các bộ phận như lá, hạt, củ đều được sử dụng để làm ấm bụng, chống rối loạn tiêu hóa khi ăn đồ tanh, đồ sống lạnh.
Tỏi (Allium sativum): Tỏi được sử dụng từ rất lâu đời, người ta dùng làm gia vị trước khi được sử dụng nó làm thuốc chữa bệnh. Những nghiên cứu sau này chứng minh việc sử dụng tỏi chính là một biện pháp bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của xoắn khuẩn HP (Helicobacter Pylori).
Gừng (Zingfiber officinale): Gừng là một ví dụ điển hình cho các loại thảo dược được dùng lâu đời trong ẩm thực và làm thuốc chống rối loạn tiêu hóa. Nhà bác học John Gerard (Anh) đã tổng kết những thông tin về gừng trong “Herbal or Generall Historie of Plantes” (1597). Ông viết: “Gừng thích hợp với các loại nước sốt hoặc tẩm ướp một số thực phẩm, nó giúp làm ấm bụng, chống nôn, hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy bụng và tốt cho dạ dày”.
Cây kế sữa (Silybum marianum): Cây kế sữa là loại thảo mộc phổ biến ở châu Âu thời trung cổ. Nó có tác dụng bảo vệ gan đáng kể, mà gan là một phần của hệ tiêu hóa.
Cây du (Ulmus rubra): Là một loại thảo dược người Mỹ bản địa và sau đó là người châu Âu sang Mỹ định cư sử dụng để làm dịu đường tiêu hóa, chống kích thích niêm mạc đường tiêu hóa. Ngày nay, loại thảo dược này được chấp thuận là một loại thuốc không cần kê toa ở Hoa Kỳ.
Nghệ (Curcuma longa): Nghệ là loại thảo dược được dùng phổ biến trong y học cổ truyền trong nhiều thế kỷ và ngày nay nghệ là giải pháp đáng tin cậy chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh về dạ dày.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 thành phần tự nhiên tốt cho làn da
Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm