Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào cần lo lắng về việc răng sữa chưa mọc?

Răng sữa là bộ răng mọc đầu tiên sau sinh. Chúng mọc tạm thời, sau đó sẽ rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Hãy xem mốc thời gian mọc răng thông thường ở trẻ tại bài viết dưới đây.

Thông thường răng sữa mọc khi trẻ 6 - 12 tháng tuổi. Nhưng mỗi đứa trẻ khác nhau. Một số trẻ có thể sinh ra đã có răng, một số có thể mọc chiếc răng đầu tiên khi 4 tháng tuổi trong khi những đứa khác có thể mọc khi chúng 12 tháng. Nếu con bạn không mọc răng sữa sau 12 tháng, hãy đưa bé đến nha sĩ. Bạn cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu số răng còn lại của bé không mọc vào khi chúng 4 tuổi.

Răng sữa mọc khi nào?

Thông thường răng sữa sẽ mọc vào khoảng 6 - 12 tháng. Phần lớn trẻ em sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào ngày sinh nhật đầu tiên. Thời gian mọc dự kiến khác nhau phụ thuộc vào từng đứa trẻ. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kì, các mốc thời gian điển hình cho hàm răng bao gồm:

Răng hàm trên:

  • Răng cửa giữa: 8 đến 12 tháng
  • Răng cửa bên: 9 đến 13 tháng
  • Răng nanh: 16 đến 22 tháng
  • Răng hàm thứ nhất: 13 đến 19 tháng
  • Răng hàm thứ 2: 25 đến 33 tháng

Trong khi đó hàm dưới:

  • Răng cửa giữa: 6 đến 10 tháng
  • Răng cửa bên: 10 đến 16 tháng
  • Răng nanh: 17 đến 23 tháng
  • Răng hàm thứ nhất: 14 đến 18 tháng
  • Răng hàm thứ hai: 23 đến 31 tháng

Tất cả răng sữa sẽ mọc vào khoảng 27 đến 33 tháng hoặc khoảng 3 tuổi. Mốc thời gian này là chung  thứ tự mọc răng sữa của con bạn cũng có thể sẽ khác. Thông thường răng sữa sẽ mọc sau thời gian mọc dự kiến từ 6 đến 12 tháng. Điều đó nói rằng nếu những chiếc răng sữa của con bạn mọc khi chúng 45 tháng (khoảng 4 tuổi) thì đó có thể không phải là vấn đề.

Đọc thêm bài viết: Thế nào là suy dinh dưỡng?

Khi nào mọc răng chậm coi là không điển hình?

Răng mọc muộn xảy ra khi mọc răng muộn hơn so với thời gian thông thường. Đối với những chiếc răng sữa đầu tiên, việc mọc răng trong khoảng từ 12 đến 24 tháng có thể không điển hình. Đối với các răng sữa còn lại việc mọc sau 4 năm có thể không điển hình.                            

Nguyên nhân khiến răng sữa mọc chậm?

Nguyên nhân răng sữa mọc chậm bao gồm:

Sinh non hoặc nhẹ cân

Sinh non xảy ra khi em bé chào đời quá sớm. Trẻ sinh non có nguy cơ chậm tăng trưởng và phát triển chiều cao bao gồm cả việc mọc răng muộn

Suy dinh dưỡng

Dinh dưỡng hợp lý trong thời kì mang thai và thời thơ ấu là cần thiết cho sự tăng trưởng thích hợp. Suy dinh dưỡng trong thời kì này có thể khiến trẻ mọc răng muộn.

Mắc các hội chứng:

  • Hội chứng Down
  • Hội chứng Apert
  • Hội chứng Ellis – van Creveld
  • Hội chứng lão nhi Hutchinson – Gilford
  • Hội chứng Zimmermann – Laband – 1
  • Hội chứng Axenfeld – Rieger

Những hội chứng này có thể làm chậm quá trình mọc răng vĩnh viễn

Rối loạn phát triển

  • Loạn xương sọ
  • Loạn sản ngoài da
  • Loạn sản răng khu vực

Rối loạn nội tiết

Hệ thống nội tiết chịu trách nhiệm sản xuất hormone. Một số hormone này điều chỉnh sự tăng trưởng phát triển. Một bệnh nội tiết có thể dẫn đến mọc răng chậm bao gồm:

  • Suy giáp
  • Suy tuyến yên
  • Suy tuyến cận giáp
  • Chậm mọc răng do di truyền:

Nếu gia đình bạn có tiền sử mọc răng muộn thì con bạn cũng sẽ dễ bị như vậy. Tương tự như vậy, nếu con bạn có bất kì tình trạng nào nêu trên thì cũng có thể liên quan đến mọc răng muộn.

Răng sửa mọc chậm có nguy hiểm không?

Ở hầu hết trẻ, chậm mọc răng có thể không phải là vấn đề. Tuy nhiên, nếu răng sữa của con bạn mọc muộn hơn thời gian trung bình thì nó có thể gây ra các biến chứng trong tương lai.

Mọc răng muộn có thể dẫn đến:

  • Khó nhai
  • Khó nói
  • Khó thể hiện nét mặt, như cau mày hoặc mỉm cười

Đọc thêm bài viết: 6 nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Khi nào bạn nên đưa con đi gặp nha sĩ?

Nếu con bạn không mọc răng sữa khi được 12 tháng tuổi, hãy đưa trẻ tới gặp nha sĩ. Bạn cũng nên đưa trẻ đến nha sĩ nếu những chiếc răng sữa còn lại không mọc vào lúc 4 tuổi.

Các dấu hiệu khác cần đến nha sĩ bao gồm:

  • Mất răng
  • Răng thưa
  • Răng to hoặc nhỏ bất thường
  • Sâu răng
  • Răng sữa không rụng khi răng vĩnh viễn mọc

Nếu trẻ bị sốt bạn nên đưa bé tới bác sĩ. Mặc dù nhiệt độ hơi cao là phổ biến khi mọc răng nhưng sốt thường là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng hơn.

Tóm tắt:

Răng sữa thường bắt đầu mọc từ 6 đến 12 tháng. Khi được 3 tuổi nhiều trẻ sẽ đầy đủ răng sữa trong miệng. Tuy nhiên thời gian mọc có thể khác nhau và một sự chậm trễ nhỏ thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Các nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm mọc răng bao gồm: sinh non, nhẹ cân dinh dưỡng kém hoặc di truyền. Các hội chứng, rối loạn phát triển hoặc nội tiết cũng có thể làm chậm quá trình mọc răng.

Nếu con bạn không có răng sữa sau 12 tháng hoặc những chiếc răng sữa còn lại không mọc sau 4 tuổi thì hãy đưa chúng đến nha sĩ.

Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.

Thu Hoài - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

Xem thêm