Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lưu ý chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người lớn tuổi

Khi đã lớn tuổi, nhiều người nhận thấy sức khỏe răng miệng giảm sút rõ rệt, phải trồng răng hay làm hàm giả tháo lắp. Nếu không được chăm sóc đúng cách, nguy cơ sâu răng và các bệnh về nướu sẽ gia tăng. Dưới đây là 6 lưu ý giúp người cao tuổi bảo vệ răng miệng mỗi ngày.

Làm thế nào để răng miệng vẫn khỏe mạnh khi về già?

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa

Bạn nên chọn kem đánh răng không chứa fluoride (fluoride-free) và các hóa chất mạnh khác vì có thể làm nặng thêm tình trạng viêm nướu và loét miệng.

Bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần, bất kể là trước hay sau khi đánh răng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa viêm nướu do các hạt thức ăn siêu nhỏ mắc kẹt giữa các kẽ răng.

Thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa sẽ giúp kiểm soát được các vấn đề răng miệng liên quan đến tuổi tác như nướu chảy máu, nhiễm trùng nướu và sâu răng.

Dùng bàn chải lông mềm

Bàn chải đánh răng lông cứng sẽ gây tổn thương nướu và men răng. Bàn chải lông mềm cũng giúp làm sạch răng.

Bạn cũng cần chú ý đánh răng đúng cách và đủ thời gian (khoảng 3 phút), có thể chuyển sang dùng kem đánh răng tái khoáng hóa - là loại có khả năng phục hồi men răng và cải thiện ê buốt răng một cách tự nhiên.

Chăm sóc nướu

Ở người lớn tuổi, tụt nướu có thể gây mất răng. Để ngăn ngừa tụt nướu, bạn nên dùng ngón tay nhẹ nhàng massage nướu với dầu dừa hoặc chỉ cần sử dụng bàn chải đánh răng điện có chức năng massage nướu.

Tránh để khô miệng

Miệng khô và loét có thể do một số loại thuốc đang sử dụng, hút thuốc lá hoặc sự giảm tiết nước bọt. Khô miệng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày. Nếu tình trạng khô miệng không thuyên giảm, bạn nên khám nha khoa để có biện pháp cải thiện.

Lưu ý về dinh dưỡng

Thiếu vitamin C, B12 và D có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu vitamin C (như súp lơ, ớt chuông, cà chua, trái cây họ cam quýt...), vitamin B12 (như gan động vật, thịt bò, cá ngừ, ngũ cốc tăng cường...) và vitamin D (cá hồi, cá trích, cá mòi, hàu, tôm, lòng đỏ trứng...). Bạn cũng cần khám nha khoa định kỳ, không hút thuốc và không uống nhiều rượu.

Vệ sinh dụng cụ

Các vật dụng làm sạch và bảo vệ răng miệng (như bàn chải, dụng cụ vệ sinh lưỡi...) nếu không được vệ sinh đúng cách có thể trở thành nơi ẩn náu và phát triển của các loại vi khuẩn, nấm. Tham khảo dung dịch làm sạch để đảm bảo chúng đã sạch trước và sau khi sử dụng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 nguyên tắc vệ sinh răng miệng.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm