Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 cách để giảm đau khớp khi đi du lịch

Du lịch là một sở thích có ý nghĩa và đáng trân trọng đối với nhiều người, kể cả những người bị đau khớp mãn tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số công cụ và mẹo để ngăn ngừa, giảm thiểu và đối phó với việc đau khớp khi đi du lịch.

Chuẩn bị cho chuyến du lịch: Tập trung vào phòng ngừa cơn đau

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Đúng như vậy, bạn hãy làm mọi thứ có thể để đảm bảo bệnh của mình được kiểm soát trước khi đi du lịch. Điều này bao gồm:

Bám sát kế hoạch điều trị của bạn.

Bạn hãy luôn nhớ cập nhật về các loại thuốc và kế hoạch điều trị tổng thể với bác sĩ của mình. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phương pháp giảm đau sớm cho chuyến du lịch cũng có thể hữu ích.

Đưa ra các lựa chọn về giấc ngủ, bữa ăn và lối sống thông minh trước chuyến đi

Trải nghiệm du lịch của bạn sẽ suôn sẻ hơn nếu bạn luôn tập trung vào lối sống lành mạnh của mình trước chuyến đi. Điều này bao gồm ưu tiên cho giấc ngủ, tập thể dục đều đặn, đưa ra lựa chọn dinh dưỡng lành mạnh và luôn kiểm soát căng thẳng của bạn (bằng cách thiền, yoga, thực hành chánh niệm,...).

Đọc thêm bài viết: Phản ứng phụ của thực phẩm bổ sung Pre-Workout trước khi luyện tập

Quản lý căng thẳng

Vì du lịch vốn dĩ có thể gây căng thẳng nên bạn có thể sử dụng các công cụ quản lý căng thẳng của mình, bao gồm: thực hành chánh niệm hàng ngày, tập thở, thiền, yoga,...

Sử dụng dụng cụ đóng đồ tiện lợi nhất

Bạn có thể sử dụng một chiếc túi đeo hông vì nó có thể giúp bạn rảnh tay, bạn có thể dễ dàng lấy đồ vật, điện thoại và các loại thuốc cơ bản ngay khi cần thiết. Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc ba lô du lịch nhẹ.

Mang theo những vật cần thiết của riêng bạn

Bạn có thể mang theo bên mình những vật phẩm cần thiết cho bệnh đau khớp của mình mà khó có thể tìm được ngay lập tức ở những địa điểm du lịch như: thuốc giảm đau, cao dán, ghế ngồi gấp gọn, gậy leo núi,...

Lập kế hoạch cho điều tồi tệ nhất

Hãy luôn đóng gói thuốc của mình ở 2 nơi riêng biệt. (Ví dụ: trong hành lý xách tay cũng như hành lý ký gửi của bạn; hoặc trong túi xách mang theo bên mình cũng như trong phòng khách sạn) Bạn cũng đừng quên tìm hiểu trước các bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất với khu vực du lịch của bạn và chia sẻ những thông tin này với người thân của bạn nếu chẳng may có gì xảy ra. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng người thân của bạn có 1 bảng thông tin chi tiết về nhóm máu, đơn thuốc, tiền sử bệnh, dánh sách thuốc dị ứng của bạn.

Quy tắc chung khi đi du lịch

Khi bạn thực sự đi du lịch, hãy luôn để sẵn một bộ công cụ giảm đau và liên tục nhắc nhở bản thân tiết kiệm năng lượng.

Đọc thêm bài viết: 7 vi chất dinh dưỡng hay thiếu hụt ở người trưởng thành

Giữ một bộ công cụ giảm đau

Một “bộ công cụ giảm đau” bao gồm: găng tay nén, kem bôi, thuốc giảm đau, nẹp hỗ trợ khớp, túi chườm nóng và lạnh, vớ nén,... Đối với một số người, việc mang theo thiết bị TENS di động (kích thích dây thần kinh bằng điện xuyên da) cũng có thể cần thiết để giảm đau hàng ngày. Hãy đảm bảo rằng hộp công cụ giảm đau của bạn có thể dễ dàng mang ra sử dụng trong suốt chuyến đi. Bạn cũng nên mang theo “tấm đệm sưởi dùng một lần tự sưởi ấm” và túi chườm lạnh dùng một lần để giảm đau lưng.

Tiết kiệm năng lượng

Điều này có thể làm bạn thất vọng vì đôi khi bạn muốn trải nghiệm tất cả nhưng bạn thực sự phải ưu tiên cho thời gian nghỉ ngơi. Bạn thường có xu hướng lạc quan thái quá và cũng muốn mang theo nhiều thứ, trải nghiệm nhiều điều trong một khoảng thời gian ngắn để “tận dụng tối đa chuyến đi”.

Tuy nhiên, nếu bạn nghỉ ngơi, bạn không chỉ ngăn ngừa cơn đau ập tới do cơ thể làm việc quá sức, mà còn có thể bảo tồn năng lượng của mình hiệu quả hơn để có thể trải nghiệm kéo dài cả ngày. Việc lên kế hoạch trước cho một hành trình chung và chỉ sử dụng khoảng 75 - 80% những gì bạn có thể làm trong 1 chuyến du lịch cho phép bạn duy trì năng lượng trong trường hợp bạn bị mệt mỏi hơn bình thường hoặc bị trễ máy bay.

Một số lời khuyên tốt nhất dành riêng cho phương thức vận chuyển.

Lái xe ô tô

Du lịch bằng ô tô đặt ra một số thách thức riêng. Dưới đây là những lời khuyên nếu bạn chọn di chuyển bằng ô tô:

  • Vị trí đặt tay tiện dụng nếu bạn là người lái xe: Mặc dù nhiều người trong chúng ta được dạy để tay ở vị trí “10 giờ và 2 giờ”, nhưng thực tế việc đặt tay ở vị trí thấp hơn trên vô lăng sẽ tiện lợi và thoải mái hơn đối với nhiều người bị viêm khớp, hãy đặt tay gần hơn đến vị trí 8 và 4 giờ.
  • Sử dụng đệm ghế để hỗ trợ xương cụt - xương chậu và thắt lưng.
  • Nghỉ giải lao thường xuyên trong chuyến đi.

Máy bay

  • Đóng gói hành lý gọn nhẹ: Chọn hành lý nhẹ, dễ mang hoặc kéo. Những chiếc vali có tay cầm rộng đặc biệt hữu ích cho những người bị đau tay.
  • Mang theo bột điện giải: Việc sử dụng một loại bột điện giải mà bạn có thể pha vào với nước, giúp hành lý của bạn nhẹ hơn nhiều so với việc bạn phải mang theo một chai nước uống điện giải 500ml.
  • Đứng lên mỗi giờ một lần và duỗi tất cả các khớp chính của bạn (mắt cá chân, đầu gối, hông, lưng dưới, vai, cổ tay và cổ).
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển nếu có, chẳng hạn như xe lăn sân bay, khung tập đi, gậy,...
  • Đặt chuyến bay của bạn trong thời gian phù hợp nhất với nhịp đau khớp của bạn. Ví dụ, bạn có xu hướng ít đau khớp hơn vào buổi sáng, bạn hãy đặt chuyến bay vào ban ngày.

Quy tắc cơ bản về du lịch lành mạnh

  • Giày dép: đảm bảo bạn sở hữu loại giày dép hỗ trợ tốt nhất để ngăn ngừa và giảm đau chân - đồng thời giảm nguy cơ bong gân mắt cá chân.
  • Mang theo các thiết bị hỗ trợ và thiết bị hỗ trợ di chuyển. Những thiết bị này có thể bao gồm gậy, khung tập đi hoặc xe lăn.
  • Hạn chế làm những việc nặng nhọc như chèo thuyền kayak, leo núi,...

Làm thế nào để đối phó với cơn đau khi đi du lịch?

Hầu hết những chuyến du lịch nhiều mang lại những điều bất ngờ. Dù tốt hay xấu, đôi khi bạn làm đúng mọi thứ theo lời khuyên nhưng cuối cùng bạn vẫn bị đau khớp hoặc bùng phát bệnh. Trong những khoảnh khắc thất vọng này, điều quan trọng là bạn phải thông cảm với bản thân và tập trung vào những gì bạn có thể làm để đối phó trong thời điểm hiện tại.

Thay vì tập trung vào những gì bạn “lẽ ra” phải làm trong quá khứ để ngăn chặn sự bùng phát này thì hãy tập trung vào những cách có thể hỗ trợ bệnh của bạn ngay bây giờ. Đôi khi, điều này chỉ đơn giản là hít thở sâu và an ủi bản thân rằng cơn đau sẽ qua nhanh thôi.

Tập trung vào lợi ích của du lịch

Việc nhìn thấy những địa điểm mới và thăm bạn bè trên khắp thế giới là một sở thích có giá trị đối với nhiều người sống chung với cơn đau mạn tính như đau khớp. Hy vọng rằng những lời khuyên trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến du lịch sắp tới.

Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678

Bác sĩ Đoàn Hồng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday health
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

Xem thêm