Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây viêm khớp gối

Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa viêm khớp gối tại bài viết dưới đây.

Nếu bạn bị đau dai dẳng, cứng hoặc sưng ở một hoặc cả hai đầu gối thì có thể bạn đã bị viêm khớp. Tình trạng này thường là kết quả của thoái hóa hoặc chấn thương liên quan đến tuổi tác. Tuy nhiên, viêm khớp ở đầu gối (hoặc ở những vị trí khác) có thể ảnh hưởng đến người trẻ tuổi trong một số trường hợp.

Dấu hiệu chung của viêm khớp là đau, sưng và cứng khớp. Có hơn 100 loại viêm khớp, nhưng 2 loại có khả năng ảnh hưởng đến đầu gối của bạn nhiều nhất là: viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
  • ‌Viêm xương khớp‌ là một loại viêm do khớp bị mòn đi đơn thuần. Theo thời gian, các chuyển động lặp đi lặp lại có thể làm mòn sụn quanh khớp gối, khiến các xương đầu gối cọ xát vào nhau. Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị thoái hóa khớp gối gồm: tuổi cao, thường xuyên gây quá tải cho đầu gối hoặc bị chấn thương đầu gối.
  • ‌Viêm khớp dạng thấp‌ là một bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm mô khớp khỏe mạnh, bao gồm cả mô khớp ở đầu gối. Viêm khớp dạng thấp rất hay gặp, nhưng bệnh này thường được chẩn đoán ở phụ nữ từ 30 đến 60 tuổi.

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp gối

Cả viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp đều có thể gây đau đầu gối, sưng và cứng khiến bạn khó cử động đầu gối, cản trở thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi bộ, chạy hoặc leo cầu thang. Nhưng có một sự khác biệt quan trọng đó là viêm xương khớp biểu hiện đau khi hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi, trong khi viêm khớp dạng thấp biểu hiện bằng đau hoặc cứng khớp vào buổi sáng, đau khi nghỉ ngơi và giảm khi hoạt động.

Viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây ra các triệu chứng ở những vị trí khác trong cơ thể. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cơn đau, nhức hoặc sưng thường ảnh hưởng đến một số khớp khác, gây mệt mỏi, suy nhược, sốt hoặc sụt cân. Mặt khác, đau nhức xương khớp gối thường chỉ xảy ra ở đầu gối và chỉ một đầu gối có thể bị ảnh hưởng.

Đọc thêm bài viết: Phản ứng phụ của thực phẩm bổ sung Pre-Workout trước khi luyện tập

Chẩn đoán bệnh viêm khớp gối như thế nào?

Chẩn đoán viêm khớp gối được xác định bằng chụp X-quang đầu gối hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác như chụp MRI hoặc CT. Những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ nhìn thấy xương đầu gối, sụn và bất kỳ tình trạng viêm nhiễm nào xung quanh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu, số lượng hồng cầu và các biện pháp khác có thể giúp xác định xem viêm khớp gối của bạn có phải là viêm khớp dạng thấp hay không.

Điều trị và kiểm khoát bệnh viêm khớp gối

Thuốc thường đóng một vai trò quan trọng trong điều trị viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Nhưng có những biện pháp khác cũng có thể mang lại lợi ích.

1. Thuốc

Thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen hoặc kem bôi giảm đau tại chỗ có thể giảm viêm cũng như giảm khó chịu do viêm xương khớp trong thời gian ngắn. Trong khi corticosteroid có thể hiệu quả hơn trong việc kiểm soát tình trạng viêm lâu dài và sưng tấy. Mặt khác, viêm khớp dạng thấp sử dụng thuốc theo đơn để điều trị thường có tác dụng mạnh hơn. Việc trì hoãn điều trị có thể dẫn đến tổn thương khớp không hồi phục.

Tùy thuộc vào các triệu chứng, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARD) như methotrexate, chế phẩm sinh học hoặc chất ức chế janus kinase (JAK).

2. Kiểm soát cơn đau không dùng thuốc

Các biện pháp khác có thể hoạt động song song với thuốc để làm cho cơn đau đầu gối dễ kiểm soát hơn. Các biện pháp tự nhiên để giảm đau do viêm khớp bao gồm:

Sử dụng miếng đệm sưởi ấm hoặc túi chườm lạnh

  • Đeo nẹp hoặc nẹp để làm giảm áp lực lên khớp gối
  • Xoa bóp nhẹ nhàng
  • Kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS), sử dụng tín hiệu điện nhẹ để chặn các xung thần kinh
  • Châm cứu

3. Tập thể dục

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm tình trạng cứng khớp và tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh, điều này có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau đầu gối. Điều quan trọng là bạn cần thực hiện các hoạt động có tác động thấp không gây quá nhiều áp lực lên khớp. Bạn có thể thử các bài tập kéo giãn, các bài tập liên quan đến sức mạnh, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc bài tập aerobic dưới nước.

Mặc dù duy trì một số bài tập vận động mỗi ngày là tốt, nhưng bạn cần chú ý không thúc đẩy bản thân quá sức. Nếu tập thể dục khiến bạn bị cứng, khó chịu hoặc kiệt sức, bạn nên giảm bớt cường độ hoạt động. 

Đọc thêm bài viết: 7 vi chất dinh dưỡng hay thiếu hụt ở người trưởng thành

4. Thay đổi lối sống

Thói quen lành mạnh là yếu tố rất quan trọng đối với người bị đau khớp gối. Dưới đây là một số cách khác để bạn có thể kiểm soát cơn đau viêm khớp và ngăn vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

  • ‌Duy trì cân nặng hợp lý.‌ Cân nặng dư thừa gây thêm áp lực lên đầu gối và làm trầm trọng thêm tình trạng cứng khớp và khó chịu. Thừa cân cũng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp.
  • Ưu tiên giấc ngủ.‌ Thiếu ngủ có thể làm cho cơn đau viêm khớp trở nên tồi tệ hơn, vì vậy hãy ưu tiên thói quen đi ngủ thông minh. Nếu bạn khó ngủ vì bị đau, hãy đặt một chiếc gối dưới đầu gối (đối với người nằm ngửa) hoặc giữa hai đầu gối (đối với người nằm nghiêng) để giảm bớt áp lực.
  • ‌Ăn uống lành mạnh.‌ Lựa chọn thực phẩm lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây và rau củ có thể đóng một vai trò trong việc giảm viêm

5. Phẫu thuật

Tùy thuộc vào loại viêm khớp và triệu chứng, các lựa chọn phẫu thuật như nội soi khớp, gắn liền hoặc thay khớp có thể hữu ích khi thuốc và thay đổi lối sống không giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Phòng ngừa viêm khớp gối

Mặc dù không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa viêm khớp, nhưng bạn có thể dự phòng để giảm nguy cơ mắc bệnh: Duy trì cân nặng khỏe mạnh, sử dụng thiết bị bảo vệ khi chơi thể thao, ngưng hút thuốc lá và có một chế độ ăn lành mạnh gồm nhiều acid béo omega-3 và hạn chế đồ uống có cồn sẽ giúp bảo vệ khớp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu bị đau đầu gối, sưng tấy hoặc cứng khớp mà không đỡ hơn khi nghỉ ngơi hoặc thực hiện các biện pháp tại nhà khác.

Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm