Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về nội tiết tố nữ

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn vềnội tiết tố nữ, bao gồm cách thức hoạt động, điều gì xảy ra khi nồng độ nội tiết tố nữ thay đổi.

Estrogen là một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản của cả nam và nữ. Ở phụ nữ, nó góp phần vào sức khỏe sinh sản và các chức năng khác. Estrogen góp phần vào sức khỏe nhận thức, sức khỏe của xương, chức năng của hệ thống tim mạch và các quá trình cơ thể thiết yếu khác. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ biết đến vai trò của estrogen cùng với progesterone đối với sức khỏe sinh sản và tình dục của phụ nữ.

Các loại estrogen

Có nhiều loại estrogen khác nhau:

Estrone

Loại estrogen này có trong cơ thể sau thời kỳ mãn kinh. Nó là một dạng estrogen yếu hơn và là dạng mà cơ thể có thể chuyển đổi thành các dạng estrogen khác khi cần thiết.

Estradiol

Cả nam và nữ đều sản xuất estradiol và đây là loại estrogen phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Quá nhiều estradiol có thể dẫn đến mụn trứng cá, mất ham muốn tình dục, loãng xương và trầm cảm. Mức độ rất cao của estradiol có thể làm tăng nguy cơ ung thư tử cung và ung thư vú. Tuy nhiên, mức độ thấp của hormone này có thể dẫn đến tăng cân và bệnh tim mạch.

Estriol

Mức độ estriol tăng lên trong thời kỳ mang thai, vì nó giúp tử cung phát triển và chuẩn bị cho cơ thể sinh nở. Nồng độ estriol đạt đỉnh ngay trước khi sinh.

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm tăng cường Testosterone

Chức năng của estrogen

Estrogen giúp các cơ quan sau hoạt động:

  • Buồng trứng: Estrogen giúp kích thích sự phát triển của nang trứng.
  • Âm đạo: Trong âm đạo, estrogen duy trì độ dày của thành âm đạo và thúc đẩy quá trình bôi trơn.
  • Tử cung: Estrogen tăng cường và duy trì màng nhầy lót tử cung. Nó cũng điều chỉnh dòng chảy và độ dày của chất nhầy tử cung tiết ra.
  • Vú: Cơ thể sử dụng estrogen trong việc hình thành các mô vú. Hormone này cũng giúp ngừng chảy sữa sau khi cai sữa.

Nồng độ estrogen

Nồng độ estrogen là khác nhau giữa các cá nhân. Chúng cũng dao động trong chu kỳ kinh nguyệt và trong suốt cuộc đời của phụ nữ. Sự dao động này đôi khi có thể tạo ra các hiệu ứng như thay đổi tâm trạng trước kỳ kinh nguyệt hoặc bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ estrogen bao gồm:

  • Mang thai, giai đoạn cuối của thai kỳ và cho con bú
  • Tuổi dậy thì
  • Mãn kinh
  • Tuổi già
  • Thừa cân và béo phì
  • Ăn kiêng khắc nghiệt hoặc chán ăn tâm thần
  • Tập thể dục hoặc lao động vất vả
  • Sử dụng một số loại thuốc, bao gồm steroid, ampicillin, thuốc có chứa estrogen, phenothiazin và tetracycline
  • Một số bệnh lý bẩm sinh, chẳng hạn như hội chứng Turner
  • Huyết áp cao
  • Bệnh tiểu đường
  • Suy buồng trứng nguyên phát
  • Tuyến yên hoạt động kém
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Khối u của buồng trứng hoặc tuyến thượng thận

Mất cân bằng nội tiết tố

Mất cân bằng estrogen dẫn đến:

  • Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt
  • Chảy máu nhẹ hoặc nặng trong kỳ kinh nguyệt
  • Các triệu chứng tiền kinh nguyệt hoặc mãn kinh nghiêm trọng hơn
  • Bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm hoặc cả hai
  • Khối u ở vú và tử cung
  • Thay đổi tâm trạng và gặp các vấn đề về giấc ngủ
  • Tăng cân, chủ yếu ở hông, đùi và eo
  • Ham muốn tình dục thấp
  • Khô âm đạo và teo âm đạo
  • Mệt mỏi
  • Tâm trạng lâng lâng
  • Cảm giác chán nản và lo lắng
  • Da khô

Một số ảnh hưởng này cũng phổ biến trong thời kỳ mãn kinh.

Một số bệnh lý di truyền và các bệnh lý khác có thể dẫn đến nồng độ estrogen cao ở nam giới, điều này có thể dẫn đến:

  • Vô sinh
  • Rối loạn cương dương
  • Ngực lớn hơn, được gọi là gynecomastia

Nam giới có nồng độ estrogen thấp có thể có mỡ bụng dư thừa và ham muốn tình dục thấp.

Nguồn cung cấp estrogen và sử dụng estrogen

Nếu một người có lượng estrogen thấp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bổ sung hoặc thuốc điều trị.

Các sản phẩm estrogen bao gồm:

  • estrogen tổng hợp
  • estrogen sinh học
  • Premarin, có chứa estrogen từ nước tiểu của ngựa cái mang thai

Liệu pháp estrogen

Liệu pháp estrogen có thể giúp kiểm soát các triệu chứng mãn kinh như là một phần của liệu pháp hormone, mà mọi người thường gọi là liệu pháp thay thế hormone. Phương pháp điều trị có thể chỉ bao gồm estrogen (liệu pháp thay thế estrogen, hoặc ERT), hoặc có thể bao gồm sự kết hợp giữa estrogen và progestin, một dạng progesterone tổng hợp. Điều trị nội tiết tố có sẵn dưới dạng thuốc viên, thuốc xịt mũi, miếng dán, gel bôi da, thuốc tiêm, kem bôi âm đạo hoặc đặt vòng.

Nó có thể giúp làm giảm các triệu chứng:

  • Bốc hoả
  • Khô âm đạo
  • Giao hợp đau
  • Thay đổi tâm trạng
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Lo lắng
  • Giảm ham muốn tình dục

Nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương - nguy cơ này thường tăng lên khi mọi người bước vào thời kỳ mãn kinh.

Tác dụng phụ bao gồm:

  • Đầy bụng
  • Đau nhức vú
  • Nhức đầu
  • Chuột rút ở chân
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn
  • Chảy máu âm đạo
  • Giữ nước, dẫn đến sưng phù

Một số loại liệu pháp hormone cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, hình thành cục máu đông, ung thư tử cung và ung thư vú. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn biết liệu liệu pháp estrogen có phù hợp với bạn hay không.

Ngoài thời kỳ mãn kinh, liệu pháp estrogen cũng có thể giúp:

  • Suy buồng trứng nguyên phát
  • Các vấn đề về buồng trứng khác
  • Một số loại mụn
  • Một số trường hợp ung thư tuyến tiền liệt
  • Dậy thì muộn, ví dụ, trong hội chứng Turner

Nồng độ estrogen cao có thể làm tăng nguy cơ và tiến triển của một số loại ung thư vú. Một số phương pháp điều trị bằng hormone, giúp ngăn chặn hoạt động của estrogen như một cách làm chậm hoặc ngừng phát triển ung thư. Tuy nhiên, liệu pháp nội tiết tố không dành cho tất cả mọi người. Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc các vấn đề về tuyến giáp có thể mâu thuẫn với việc sử dụng hormone. Nếu không chắc chắn thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Đọc thêm bài viết: Nên ăn gì để tăng cường sức khỏe tình dục?

Chuyển giới thành nữ

Bác sĩ có thể kê estrogen như một phần của liệu pháp cho một người được chỉ định là nam khi sinh muốn chuyển giới thành nữ. Người đó cũng có thể cần điều trị kháng androgen. Estrogen có thể giúp một người phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp của phụ nữ, chẳng hạn như ngực và giảm sự hình thành lông ở nam giới. Liệu pháp estrogen sẽ là một phần của phương pháp điều trị rộng hơn. Bác sĩ chuyên khoa có thể tư vấn cho từng cá nhân về quá trình điều trị tốt nhất.

Ngừa thai

Thuốc tránh thai có chứa estrogen tổng hợp và progestin hoặc chỉ chứa progestin. Một số loại ngăn ngừa mang thai bằng cách ngừng rụng trứng và điều này được thực hiện bằng cách đảm bảo rằng mức độ hormone không dao động trong suốt tháng. Bên cạnh đó, chúng cũng làm cho chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại để bất kỳ tinh trùng nào cũng không thể gặp được trứng. Các công dụng khác bao gồm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và giảm mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá liên quan đến hormone.

Thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ:

  • Đau tim
  • Đột quỵ
  • Hình thành các cục máu đông
  • Thuyên tắc phổi
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Nhức đầu
  • Chảy máu bất thường
  • Thay đổi trọng lượng
  • Đau và sưng vú

Ngừa thai bằng thuốc uống nội tiết có nhiều rủi ro hơn đối với phụ nữ hút thuốc hoặc trên 35 tuổi. Sử dụng lâu dài cũng có thể dẫn đến nguy cơ ung thư vú cao hơn.

Nguồn thực phẩm giàu estrogen

Một số thực phẩm có chứa phytoestrogen, là những chất có nguồn gốc thực vật giống với estrogen. Một số nghiên cứu cho rằng những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến mức độ của estrogen trong cơ thể. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng để khẳng định điều này.

Thực phẩm có chứa phytoestrogen bao gồm:

  • Rau cải
  • Đậu nành và một số thực phẩm có chứa protein đậu nành
  • Quả mọng
  • Hạt và ngũ cốc
  • Quả hạch
  • Hoa quả
  • Rượu

Một số người tin rằng thực phẩm có chứa phytoestrogen có thể giúp kiểm soát các cơn bốc hỏa và các tác động khác của thời kỳ mãn kinh, nhưng điều này không có cơ sở khoa học. 

Thực phẩm bổ sung

Một số loại thảo mộc và chất bổ sung có chứa phytoestrogen, hoạt động theo cách tương tự như estrogen. Chúng có thể giúp điều chỉnh estrogen và điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

Chẳng hạn như:

  • Black cohosh (mao lương)
  • Cỏ ba lá đỏ
  • Isoflavone đậu nành

Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin chính xác về việc các hợp chất này ảnh hưởng đến estrogen và hoạt động liên quan đến estrogen trong cơ thể. Bên cạnh đó, vẫn không có đủ bằng chứng để khẳng định rằng chúng an toàn và hiệu quả, đặc biệt là về lâu dài. Vì vậy, vẫn cần phải nghiên cứu thêm. Cũng bởi vậy mà bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung hoặc thuốc nội tiết nào.

Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Tham khảo dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

Bác sĩ Đoàn Hồng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicalnewstoday
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm