Ăn ketogenic, hay “keto” là chế độ ăn hướng đến nhiều chất béo, rất ít carb. Bên cạnh lợi ích giảm cân, chế độ ăn này cũng được biết đến với nhiều tác dụng phụ. Một số phụ nữ theo chế độ ăn keto cho biết kinh nguyệt không đều, trong khi những người khác nói rằng chu kỳ hàng tháng của họ biến mất hoàn toàn sau khi áp dụng chế độ ăn keto.
Trên thực tế, mất kinh có liên quan đến việc giảm cân là một trong những tác dụng phụ chính của chế độ ăn giảm cân. Trong một số nghiên cứu, 60% người tham gia nghiên cứu cho biết họ giảm cân nhờ chế độ ăn kiêng và 45% phụ nữ tham gia báo cáo bị rối loạn kinh nguyệt.
Tình trạng rối loạn kinh nguyện có thể là do giảm cân nhanh chóng. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ chế độ ăn kiêng nào, không chỉ keto, mặc dù keto đã được chứng minh là giúp giảm cân mạnh mẽ. Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, sau một năm áp dụng chế độ ăn keto ít calo, hầu hết những người tham gia nghiên cứu đã giảm ít nhất 10% trọng lượng cơ thể ban đầu của họ. Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân nhanh chóng vì chế độ ăn này khiến cơ thể bạn đốt cháy chất béo thay vì carbs thông qua một quá trình gọi là ketosis.
Trong một số nghiên cứu nhỏ khác, lượng carb thấp cũng có liên quan đến gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên cần khẳng định rằng những thay đổi trong chu kỳ của bạn có khả năng liên quan đến việc giảm cân chứ không phải chỉ riêng chế độ ăn keto.
Đọc thêm thông tin tại: 8 sai lầm khi ăn keto mà người mới hay mắc phải
Chế độ ăn keto ảnh hưởng tới hormone như thế nào?
Kinh nguyệt không đều hoặc dừng hoàn toàn có thể bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố. Để có một chu kỳ bình thường, cơ thể phải giải phóng các hormone từ não một cách đều đặn. Bất kỳ loại tác nhân gây căng thẳng nào đều có thể ảnh hưởng đến quá trình giải phóng hormome và sự rối loạn này có thể ảnh hưởng đến sự đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 chỉ ra rằng keto gây ra sự gián đoạn đối với hệ thống nội tiết tố của phụ nữ.
Một trong những hormone chính đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa chu kỳ kinh là estrogen. Khi cân nặng giảm xuống, nồng độ estrogen cũng giảm theo và nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra điều này. Khi những người tham gia giảm trung bình 7.5kg, thì nồng độ hormone estrogen estrone của họ cũng giảm 5,7% và hormone estrogen estradiol giảm gần 10%. Các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng giảm cân do hạn chế calo và tập thể dục làm giảm đáng kể nồng độ estrogen.
Một loại hormone khác dường như gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). GnRH là tín hiệu cho tuyến yên sản xuất hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone tạo hoàng thể (LH), chịu trách nhiệm kích thích buồng trứng sản xuất estrogen và progesterone.
Sự thay đổi cấu trúc cơ thể (kết quả của chế độ ăn keto hoặc chế độ ăn kiêng khác) có thể làm thay đổi nồng độ GnRH. Bên cạnh đó, sự rối loạn của GnRH cũng làm giảm estrogen và những thay đổi này có thể làm gián đoạn quá trình rụng trứng, dẫn đến vô kinh.
Chế độ ăn keto ảnh hưởng đến chu kỳ có đáng lo ngại không?
Giảm nồng độ estrogen có thể là nguyên nhân đáng lo ngại. Nồng độ estrogen thấp sẽ đi kèm một số tác dụng phụ nhất định bao gồm khô âm đạo hay một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại khác là mất xương. Loãng xương là một biến chứng phổ biến của chứng vô kinh, do đó để bảo vệ xương nhiều chuyên gia khuyến nghị nên bổ sung estrogen tự nhiên vào trong cơ thể.
Nồng độ estrogen thấp và mất kinh cũng có thể ảnh hưởng đến sinh sản. Tuy nhiên, nếu bạn không lo lắng về việc mang thai thì tình trạng này không quá đáng lo ngại. Nếu bạn đang có chu kỳ đều đặn trước đó và tiếp tục thấy những bất thường trong 3 - 6 tháng thì bạn nên đi khám bác sĩ để xác định tình trạng cụ thể.
Đọc thêm thông tin tại: Chế độ ăn keto có tốt cho bạn không?
Làm thế nào để chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường khi áp dụng chế độ ăn keto?
Hầu hết mọi người đều có một ngưỡng cân nặng thích hợp để kinh nguyệt trở lại bình thường. Yếu tố này thường mang tính cá nhân và bạn có thể cần phải thử áp dụng và tìm ra mức cân phù hợp với riêng mình. Điều đó có thể là bạn cần tăng cân một chút để xem điều đó có giúp ích gì không. Để làm được điều này, bạn có thể sẽ phải tăng lượng calo lên 250 calo mỗi ngày hoặc giảm các bài tập cường độ cao. Đối với một số người sự thay đổi khoảng 3kg sẽ mang lại sự khác biệt và giúp kinh nguyệt trở lại.
Ngoài ra, bạn nên duy trì lượng carbs tối đa có thể ăn mỗi ngày trong khi duy trì trạng thái ketosis (lượng khác nhau đối với mỗi người, nhưng lượng thường là 20 - 50g). Thời gian có kinh nguyệt trở lại tùy thuộc vào thời điểm cơ thể ổn định với mức trọng lượng ngưỡng đó. Và các chuyên gia cho rằng chu kỳ có thể trở lại sớm nhất trong một tháng.
Chế độ ăn keto giúp duy trì kinh nguyệt đều đặn như thế nào?
Ăn theo chế keto có thể khiến chu kỳ của bạn biến mất nhưng điều ngược lại cũng có thể đúng. Thực tế cho thấy, những người gảimcân bằng chế độ ăn keto có thể thấy kinh nguyệt quay trở lại. Nguyên nhân là tăng cân thường dẫn đến khó rụng trứng và chế độ ăn keto giúp giảm cân, từ đó giúp họ có kinh trở lại bình thường.
Bạn cần ghi nhớ rằng, chế độ ăn này không hoàn toàn gây hại, bởi chậm kinh có thể là một dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe lớn hơn chẳng hạn như mất cân bằng nội tiết tố, bất thường về gen hoặc hội chứng buồng trứng đa nang. Khi bạn bị mất chu kỳ kinh khi đang thực hiện chế độ ăn hoặc do bất kỳ lý do gì, bạn nên đi khám để nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.