Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mất nước có thể gây sốt không?

Thông thường, mất nước đi kèm với sốt có nghĩa là một người đang mắc bệnh hoặc nhiễm trùng tiềm ẩn. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ, nguyên nhân gây ra và cách điều trị hai tình trạng này.

Sốt và mất nước là hai triệu chứng thường đi kèm với nhau, đặc biệt khi bạn đang bị ốm. Tuy nhiên mất một lượng nhỏ chất lỏng không phải là nguyên nhân gây tăng nhiệt độ cơ thể. Sốt có thể là một triệu chứng của mất nước, nhưng sốt không phải là một kết quả trực tiếp của quá trình mất nước. 

Sốt có phải là triệu chứng mất nước không?

Một người có thể bị sốt khi bị mất nước nhưng mất nước không phải lúc nào cũng gây sốt. Thông thường, sốt là kết quả của một bệnh lý tiềm ẩn hoặc nhiễm trùng, từ đó có thể làm tăng nguy cơ bị mất nước. Mất nước xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều nước và chất điện giải. Điều đó có thể ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể khác nhau, bao gồm khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh đó, mất nước cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim.

Cơ thể dựa vào sự cân bằng nước để điều chỉnh nhiệt độ thông qua đổ mồ hôi và các cơ chế làm mát khác. Khi mất nước xảy ra, cơ thể có thể phải thay đổi để tự làm mát một cách hiệu quả, dẫn đến nhiệt độ tăng cao. Điều đó đặc biệt đúng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đối tượng thường xuyên bị sốt cao khi bị mất nước. Đôi khi mất nước có thể dẫn đến kiệt sức vì nóng và khi cơ thể không thể làm mát hiệu quả, nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên được coi là bị sốt.

Đọc thêm bài viết: Triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng mất nước khác

Sốt không phải là dấu hiệu duy nhất của tình trạng mất nước, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Cảm thấy khát nước
  • Khô miệng
  • Đi tiểu và đổ mồ hôi ít hơn bình thường
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Da khô
  • Cảm thấy mệt
  • Chóng mặt

Khi tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn, các triệu chứng sẽ trở nên tồi tệ hơn và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng là:

  • Lú lẫn
  • Ngất
  • Đi tiểu ít
  • Tim đập loạn nhịp
  • Thở nhanh
  • Sốc

Các triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng giống như người lớn. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thường bị mất nước nếu:

  • Bị khô miệng hoặc lưỡi
  • Khóc không ra nước mắt
  • Không có tã ướt trong 3 giờ hoặc lâu hơn
  • Bị sốt cao
  • Buồn ngủ hoặc ngủ bất thường
  • Cáu gắt
  • Mắt trũng và sâu

Sốt có gây ra mất nước?

Sốt với nhiệt độ của cơ thể tăng cao hơn mức bình thường có thể dẫn đến mất nước. Bị sốt khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, thở nhanh hơn và tăng quá trình trao đổi chất, làm tăng nguy cơ tăng mất nước. Đồng thời, khi sốt bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống, ăn uống ít hơn thường ngày và giữ cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể khó hơn. 

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm nào khiến bạn bị mất nước?

Cách để điều trị mất nước do sốt

Mặc dù chỉ riêng tình trạng mất nước cũng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể (đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), nhưng sốt thường là kết quả của một vấn đề tiềm ẩn hoặc nhiễm trùng. Khi điều trị mất nước cùng với sốt, điều quan trọng là phải giải quyết cả nguyên nhân cơ bản của sốt và sự mất cân bằng chất lỏng. Để giải quyết cả hai vấn đề, điều quan trọng là phải thay thế chất lỏng và chất điện giải bị mất, đồng thời giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Dưới đây là một số cách để giúp  cải thiện tình trạng:

‌Uống nhiều chất lỏng hơn.‌ Nước, dung dịch bù nước điện giải đường uống, đồ uống thể thao pha loãng hoặc nước canh trong đều có thể giúp bổ sung nước và điện giải. Người bị sốt và mất nước nên bắt đầu với những ngụm nhỏ, thường xuyên nếu khó dung nạp một lượng lớn. Cần tránh sử dụng đồ uống có đường hoặc chứa caffein, bởi hai loại đồ uống này có thể làm cho tình trạng mất nước trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt nếu người đó bị tiêu chảy. Dung dịch bù nước đường uống (Oresol) là lựa chọn tốt hơn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Bắt đầu bằng cách cho trẻ uống 1 thìa cà phê nước cứ sau 5 phút. Nếu trẻ không quen nhấm nháp bằng thìa, hãy sử dụng ống tiêm tuy nhiên cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chườm mát.‌ đắp một chiếc khăn ẩm lên trán hoặc dùng để "làm mát" cơ thể có thể giúp hạ nhiệt. Ngoài ra, tắm nước ấm cũng có thể giúp hạ nhiệt độ cơ thể.

Cân nhắc dùng thuốc khi bị sốt cao.‌ Thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, aspirin hoặc acetaminophen không cần thiết khi bạn bị sốt, nhưng các loại thuốc này có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, tránh cho trẻ em dưới 17 tuổi uống aspirin để hạ sốt vì loại thuốc có thể gây ra một căn bệnh có khả năng gây tử vong (gọi là hội chứng Reye). Đặc biệt, luôn luôn thực hiện bổ sung liều lượng theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Các nguyên nhân khác gây mất nước và sốt

Đôi khi mất nước là kết quả của việc không uống đủ nước, đặc biệt là khi hoạt động thời gian dài bên ngoài với thời tiết nóng ẩm. Thông thường, mất nước đi kèm với sốt có nghĩa là một người đang mắc bệnh hoặc nhiễm trùng tiềm ẩn. Bản thân cơn sốt không chỉ làm tăng nguy cơ mất nước mà còn khiến cho người ốm không ăn hoặc uống nhiều và cũng có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Điều này có thể làm tăng lượng nước mất đi nhiều hơn.

Mất nước có thể trở nên nghiêm trọng khi một người không thể thay thế chất lỏng đã mất, đặc biệt nếu họ cũng đang bị sốt. Mặc dù mất nước nhẹ thường có thể được điều trị tại nhà, nhưng bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu người bệnh có tình trạng mơ hồ, ngất xỉu, không đi tiểu, nhịp tim nhanh hoặc thở nhanh hoặc bị sốc.

Những đối tượng đó có thể cần truyền dịch qua tĩnh mạch để điều trị tình trạng mất nước. Cần thận trọng với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi, những người có thể dễ bị mất nước hơn và có thể nhạy cảm hơn với tác động của quá trình mất chất lỏng. Nếu trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi bị sốt và mất nước, hãy cân nhắc cho những đối tượng này đi khám để nhận được sự tư vấn của bác sĩ xem họ có thể điều trị tình trạng mất nước tại nhà hay không.

Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678

BS Tạ Tùng Duy - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm