1. Chế độ ăn thiếu chất xơ gây táo bón
Theo ThS. BS Nguyễn Ngọc Đan, chuyên khoa Tiêu hóa, BV Đa khoa Xanh Pôn, táo bón là một vấn đề sức khỏe phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy không phải là bệnh lý ác tính, nhưng nếu để kéo dài có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như: trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn, thậm chí là ung thư đại trực tràng.
Biểu hiện khi bị táo bón là tình trạng đi đại tiện khó khăn, nhiều ngày mới đi một lần, mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều, phải vận dụng nhiều cơ thành bụng và cơ hoành để tống phân ra ngoài. Phân rắn thành cục, mật độ cứng có thể dính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc hậu môn, có khi dính theo những chất nhầy của đại tràng, trực tràng.
Về nguyên nhân, bệnh táo bón thường không phải do một nguyên nhân cụ thể, mà là hậu quả của một nhóm các nguyên nhân. Trong số các nguyên nhân chính gây táo bón thì chế độ ăn thiếu chất xơ là nguyên nhân quan trọng.
Chất xơ có tác dụng chống táo bón vì khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Do đó khi thiếu chất xơ phân sẽ cứng, chậm lưu thông và gây nên táo bón.
Chế độ ăn thiếu chất xơ là nguyên nhân quan trọng gây táo bón.
2. Vai trò của chất xơ trong phòng và điều trị táo bón
Các nghiên cứu cho thấy, chất xơ đặc biệt có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa. Một chế độ ăn giàu chất xơ lành mạnh sẽ hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn đường ruột, chúng sẽ phát triển và nhân lên. Màng nhầy trong ruột của chúng ta dày lên với số lượng vi khuẩn hiện diện. Các vi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa trong khi hàng rào chất nhầy làm giảm viêm nhiễm khắp cơ thể.
Cơ thể chúng ta cần chất xơ để hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hoá, giúp tống chất thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn và do đó giảm sự tồn tại của các chất độc trong cơ thể.
Có hai loại chất xơ là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả chất xơ hòa tan và không hòa tan đều cần thiết cho một chế độ ăn uống lành mạnh và giảm nguy cơ táo bón.
Chất xơ hòa tan hấp thụ nước và liên kết với các axit béo, tạo thành một chất giống như gel giúp phân mềm.
Chất xơ không hòa tan không hòa tan trong nước. Nó làm tăng khối lượng lớn và độ ẩm cho phân. Chất xơ không hòa tan đi qua cơ thể hầu như không thay đổi, giúp phân có khối lượng lớn và kết cấu mềm, giúp phân dễ dàng đi ngoài hơn.
3. Lưu ý khi bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cho người bệnh táo bón
Theo ThS. BS Nguyễn Ngọc Đan, nhu cầu chất xơ của một người trưởng thành là khoảng 20- 25g/ ngày, tương đương khoảng 300g rau xanh và 100g quả.
Chất xơ có nhiều trong rau xanh (như: súp lơ xanh, rau cải, mùng tơi…); các loại đậu (đỗ đen, đỗ xanh, đậu Hà Lan…), các loại quả (lê, táo, bưởi, chuối, kiwi...)
Các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn bổ sung chất xơ quan trọng như: gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, lúa mì nguyên cám…
Một số lưu ý khi bổ sung chất xơ:
Nên sử dụng chất xơ thiên nhiên như rau, quả tươi
Khi chế biến thực phẩm không nên nấu quá nhừ vì sẽ làm hao hụt hàm lượng các chất dinh dưỡng
Nên ăn trái cây cả vỏ sau khi rửa sạch và xác định trái cây đảm bảo an toàn
Với những người mới tập ăn chất xơ nên tăng từ từ để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu
Nên sử dụng chất xơ thiên nhiên như rau, quả tươi.
Để phòng bệnh táo bón, chúng ta cần thực hiện chế độ ăn uống tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, các loại rau xanh và trái cây tươi. Hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo. Không lạm dụng rượu, cà phê, trà đặc… Uống đủ nước, với một người trưởng thành cần uống trung bình 2 lít nước/ngày.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thực phẩm nên ăn khi bạn bị táo bón.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ sơ sinh lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.