1. Lợi ích của chất xơ với sức khỏe
Chế độ ăn nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa. Hầu hết các loại thực phẩm giàu chất xơ có xu hướng ít calo, đường và chất béo, vì vậy chúng thường tốt cho sức khỏe.
Khi ăn thực phẩm giàu chất xơ, chúng ta có thể cảm thấy no lâu hơn, giúp giảm cảm giác thèm ăn và ăn quá nhiều.
Ngoài ra, chế độ ăn giàu chất xơ thường là một phần của chế độ ăn ít cholesterol, tốt cho tim mạch.
Theo ThS. BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thức ăn có nhiều chất xơ giúp chóng no, giảm sự thèm ăn các món khác. Chất xơ trong thực phẩm thúc đẩy quá trình tiêu hoá, giúp tống chất phế thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn, do đó giảm sự tồn tại của các chất độc trong cơ thể. Thực phẩm giàu chất xơ còn chứa nhiều chất chống oxy hoá và sinh tố C.
Chất xơ có ở trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật. Có 2 loại chất xơ là loại hòa tan trong nước và loại không tan trong nước.
- Chất xơ tan trong nước có nhiều trong các loại hạt đậu như: đậu nành, đậu ngự, đậu tây, rau, trái cây...
- Chất xơ không hòa tan trong nước như: cám lúa mì, hạt ngũ cốc chưa xay, rau. Chất xơ này hút nước, tăng khối lượng chất bã khiến quá trình thải cặn bã mau hơn. Vì vậy nên ăn nhiều loại thực phẩm có đủ hai loại chất xơ.
Nhu cầu chất xơ khuyến nghị cho người Việt Nam ít nhất là 20 - 25g/người/ngày. Khi ăn các món có chất xơ thì cần uống nhiều nước để giúp đẩy chất xơ qua ruột dễ dàng.
Ăn nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa.
2. Mối liên hệ giữa chất xơ và chứng viêm
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người ăn chế độ ăn nhiều chất xơ có mức protein phản ứng C (CRP) trong máu thấp hơn. CRP là một dấu hiệu của chứng viêm có liên quan đến các bệnh như viêm khớp dạng thấp (RA), bệnh tim và đái tháo đường.
Chế độ ăn giàu chất xơ cũng có thể giúp giảm viêm bằng cách giảm trọng lượng cơ thể. Thực phẩm giàu chất xơ cũng cung cấp vi khuẩn có lợi sống trong ruột, sau đó giải phóng các chất giúp giảm mức độ viêm nhiễm trên toàn cơ thể.
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Columbia đã xem xét dữ liệu từ Nghiên cứu sức khỏe tim mạch, một nghiên cứu quan sát xem xét các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim ở người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên bao gồm 4.125 người tham gia.
Chế độ ăn uống của mỗi người tham gia được đánh giá bằng bảng câu hỏi tần suất thực phẩm và mức độ viêm của họ được kiểm tra bằng cách sử dụng các mẫu máu được thu thập khi bắt đầu nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét tổng lượng chất xơ của mỗi người cũng như các nguồn chất xơ riêng lẻ (ngũ cốc, rau và trái cây). Sau đó, họ phân tích dữ liệu để xem liệu có mối liên hệ tiềm ẩn giữa lượng chất xơ trong chế độ ăn uống và mức độ viêm hay không.
Kết quả cho thấy rằng tổng chất xơ liên tục có liên quan đến việc giảm viêm và tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn.
Chất xơ ngũ cốc giúp giảm viêm trong cơ thể.
Cụ thể, chất xơ ngũ cốc (không phải chất xơ từ trái cây hoặc rau củ) có liên quan đến việc giảm viêm. Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này cho thấy chất xơ trong ngũ cốc có thể làm giảm mức độ viêm nhiễm toàn thân hiệu quả hơn các loại chất xơ khác.
Chất xơ trong ngũ cốc cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết mối liên hệ giữa chất xơ trong ngũ cốc với nguy cơ mắc bệnh tim có nhiều khả năng liên quan đến các yếu tố khác ngoài chứng viêm. Ví dụ, có thể một số người ăn nhiều chất xơ ngũ cốc đã thay thế các lựa chọn thực phẩm kém lành mạnh hơn bằng các loại hạt ngũ cốc.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, việc bổ sung thêm chất xơ là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện mức cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc tim mạch, đột quỵ. Chất xơ hòa tan làm giảm cholesterol LDL, giảm viêm và hạ huyết áp. Các nguồn chất xơ hòa tan bao gồm cây họ đậu, hạt lanh..
3. Các loại ngũ cốc giàu chất xơ tốt cho sức khỏe
Trong khi việc tiêu thụ nhiều ngũ cốc tinh chế có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như béo phì và viêm nhiễm, thì ngũ cốc nguyên hạt lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có lợi ích giảm nguy cơ mắc tim và bệnh đái tháo đường.
Một trong những cách bổ sung chất xơ hiệu quả là sử dụng ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu vitamin B và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Chúng có nhiều chất xơ, liên kết với các axit béo như LDL cholesterol và mang chúng ra khỏi cơ thể trước khi chúng có thể làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2, tăng huyết áp và bệnh tim. Chúng cũng là nguồn thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong hệ vi sinh vật đường ruột giúp giảm viêm trong cơ thể.
Ngũ cốc nguyên hạt có ba phần:
Cám: Là lớp vỏ cứng bên ngoài. Nó chứa chất xơ, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Nội nhũ: Lớp giữa của hạt chủ yếu được tạo thành từ carbs.
Mầm: Lớp bên trong này có các vitamin, khoáng chất, protein và các hợp chất thực vật.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến bao gồm:
Cám
Bánh mì nguyên cám
Yến mạch
Mì ống làm từ lúa mì nguyên cám
Gạo lứt
Ngô
Hạt giống
Lúa mạch
Các loại ngũ cốc nguyên hạt khác
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ăn yến mạch có tốt cho người bệnh đái tháo đường?
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.
Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.
Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?
Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.
Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.
Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.