Tăng cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất chất béo giống như dạng sáp mà gan tạo ra. Cholesterol rất quan trọng cho sự hình thành màng tế bào, vitamin D và một số hormone. Cholesterol không hòa tan trong nước, vì vậy nó không thể tự di chuyển qua cơ thể bạn. Các hạt được gọi là lipoprotein giúp vận chuyển cholesterol qua máu. Có hai dạng lipoprotein chính.
Các triệu chứng của tăng cholesterol là gì?
Tăng cholesterol thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Trong hầu hết các trường hợp, nó chỉ gây ra các trường hợp cấp cứu. Ví dụ, một cơn đau tim hoặc đột quỵ có thể là kết quả của những tổn thương do tăng cholesterol gây ra. Những tình trạng này thường không xảy ra cho đến khi lượng cholesterol tăng cao dẫn đến sự hình thành các mảng bám trong động mạch của bạn. Mảng bám có thể làm hẹp động mạch nên máu có thể đi qua ít hơn. Sự hình thành các mảng bám làm thay đổi niêm mạc động mạch của bạn. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Xét nghiệm máu là cách duy nhất để biết liệu cholesterol của bạn có quá cao hay không. Tăng cholesterol là khi lượng cholesterol toàn phần trong máu trên 200mg/dL. Yêu cầu bác sĩ cho bạn xét nghiệm cholesterol sau khi bạn bước sang tuổi 20. Sau đó, bạn hãy kiểm tra lại cholesterol cứ 4 đến 6 năm một lần. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn kiểm tra cholesterol thường xuyên hơn nếu bạn có tiền sử gia đình bị cholesterol cao. Họ cũng có thể đề xuất xét nghiệm này nếu bạn chứng minh được các yếu tố nguy cơ sau:
Có một tình trạng di truyền qua các gen gây ra cholesterol cao được gọi là tăng cholesterol máu gia đình. Những người bị tình trạng này có mức cholesterol từ 300 mg/dL trở lên. Họ có thể phát triển bệnh xanthoma (bệnh u vàng), có thể xuất hiện dưới dạng mảng màu vàng trên da của bạn hoặc một khối u bên dưới da của bạn.
Bệnh động mạch vành là một loại bệnh tim. Bệnh xảy ra khi sự tích tụ mảng bám khiến các động mạch chính cung cấp máu cho tim của bạn bị thu hẹp hoặc cứng lại. Các triệu chứng của bệnh tim có thể khác nhau đối với nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, bệnh tim vẫn là căn bệnh giết người số một ở cả hai giới. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
Đột quỵ
Sự tích tụ của mảng bám do cholesterol cao có thể khiến bạn có nguy cơ nghiêm trọng bị giảm hoặc cắt nguồn cung cấp máu cho một phần quan trọng của não và gây đột quỵ. Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu y tế. Điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng và được điều trị y tế nếu bạn hoặc bất kỳ ai bạn biết gặp phải các triệu chứng của đột quỵ. Các triệu chứng này bao gồm:
Đau tim
Các động mạch cung cấp máu cho tim có thể từ từ thu hẹp do sự tích tụ của các mảng bám. Quá trình này, được gọi là xơ vữa động mạch, diễn ra từ từ theo thời gian và không có triệu chứng. Cuối cùng, một phần của mảng bám có thể bị vỡ ra. Khi điều này xảy ra, một cục máu đông hình thành xung quanh mảng bám. Nó có thể ngăn chặn lưu lượng máu đến cơ tim và lấy đi oxy và chất dinh dưỡng.
Sự thiếu hụt này được gọi là thiếu máu cục bộ. Khi tim bị tổn thương hoặc một phần của tim bắt đầu chết do thiếu oxy, sẽ gây ra cơn đau tim. Thuật ngữ y học cho cơn đau tim là nhồi máu cơ tim.
Các triệu chứng của cơn đau tim bao gồm:
Đau tim là một tình trạng cấp cứu y tế. Tổn thương cho tim có thể không thể phục hồi hoặc thậm chí gây tử vong, nếu việc điều trị không bắt đầu trong vài giờ đầu tiên sau cơn đau tim.
Bệnh động mạch ngoại vi (PAD)
Bệnh động mạch ngoại vi (PAD) có thể xảy ra khi mảng bám tích tụ trong thành động mạch. Điều này sẽ chặn dòng chảy của máu trong các động mạch cung cấp máu cho thận, cánh tay, dạ dày, chân và bàn chân của bạn. Các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại vi sớm có thể bao gồm:
Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn và thậm chí xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi. Các triệu chứng sau đó có thể xảy ra do lưu lượng máu giảm bao gồm:
Những người bị bệnh động mạch ngoại vi có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ hoặc cắt cụt chi.
Làm thế nào có thể theo dõi mức cholesterol?
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên xét nghiệm testosterone 4-6 năm một lần nếu bạn là người trưởng thành khỏe mạnh trên 20 tuổi. Bạn cũng có thể cần kiểm tra cholesterol thường xuyên hơn nếu tiền sử gia đình có vấn đề về cholesterol hoặc đau tim khi còn trẻ. Vì tăng cholesterol không gây ra các triệu chứng trong giai đoạn đầu nên điều quan trọng là bạn phải lựa chọn lối sống tốt. Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì thói quen tập thể dục và thường xuyên theo dõi mức cholesterol của bạn bằng cách kiểm tra chúng tại bệnh viện.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đồ uống có cồn ảnh hưởng thế nào đến nồng độ cholesterol của bạn?
Loãng xương là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh. Thực hành các thói quen lành mạnh về dinh dưỡng và vận dộng có thể ngăn ngừa tình trạng này và giảm nguy cơ gãy xương.
Béo bụng là một trong những vấn đề phổ biến không chỉ làm giảm tự tin về vóc dáng mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm. Tuy nhiên, giảm mỡ bụng không phải việc dễ dàng...
Không ít người đang cố gắng giảm cân bằng nhiều cách khác nhau, trong đó uống nhiều nước cũng mang lại những hiệu quả nhất định giúp kiểm soát lượng calo tiêu thụ, giảm trọng lượng cơ thể. Vậy uống nước như thế nào để thúc đẩy giảm cân?
Nước detox mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đồng thời giúp hỗ trợ quá trình giảm cân tuy nhiên không phải người nào cũng dùng được. Thức uống này có thể tự làm tại nhà với những nguyên liệu dễ tìm như chanh, dưa chuột, lá bạc hà…
Trước đây, nhiều người tìm đến chế độ ăn ít chất béo để giúp giảm cân và tăng cường đốt cháy chất béo trong cơ thể. Tuy nhiên, gần đây, chế độ ăn ít carb ngày càng được ưa chuộng và áp dụng phổ biến bởi khả năng giảm cảm giác đói và thèm ăn. Vậy chế độ ăn kiêng nào giúp giảm cân nhanh hơn?
Bạn có thể tăng cường đốt mỡ, hỗ trợ giảm cân ngay cả khi đang ngủ nếu áp dụng 4 bí quyết đơn giản dưới đây.
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng người cao tuổi có nguy cơ tiến triển nặng hơn nếu họ mắc bệnh. Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, tiêm vaccine là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa được.
Con người không thể thiếu magiê, bởi vì nó rất quan trọng đối với mọi hoạt động của cơ thể, đặc biệt là xương và hệ tim mạch.