Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rửa tay quá nhiều: Lợi bất cập hại!

Rửa tay từ lâu đã trở thành thói quen vệ sinh thường xuyên của mỗi người, đặc biệt là từ khi có sự xuất hiện của COVID-19. Tuy nhiên, nhiều người lại đang quá lạm dụng điều này, vô tình biến thói quen tốt trở nên gây hại.

Rửa tay quá nhiều không có nghĩa là an toàn.

Thói quen rửa tay quá nhiều không những không làm sạch da hiệu quả mà có thể dẫn đến các vấn đề về da. Sau đây là 5 tác dụng phụ của việc rửa tay quá nhiều:

Da tay bị khô quá mức

Tình trạng này không diễn ra ngay sau khi bạn rửa tay, mà thường dễ thấy theo thời gian. Hàng rào tự nhiên của da được tạo thành từ lipid, dầu và ceramides. Rửa tay nhiều làm cho hàng rào bảo vệ da yếu hơn dẫn đến da khô, nguy cơ nhiễm trùng da cao hơn. Trường hợp da khô quá mức có thể bị nứt nẻ, đặc biệt trong mùa lạnh có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh viêm nhiễm trên da.

Độ pH cao

Thông thường, độ pH tự nhiên của da là dưới 5 (độ pH dưới 7 được coi là có tính acid, bằng 7 được coi là trung tính, lớn hơn 7 được gọi là có tính kiềm). Làn da khỏe mạnh là làn da có tính acid. Tuy nhiên, xà phòng và một số loại nước rửa tay có độ pH cao khi được tác động thường xuyên lên da sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Da dễ bị kích ứng

Rửa tay quá nhiều sẽ gây kích ứng và khiến da của bạn dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Nguyên nhân là do rửa tay quá nhiều khiến hàng rào bảo vệ da yếu đi, trở thành nơi vi khuẩn, vi trùng dễ xâm nhập và sinh sôi, gây các bệnh về da, thường thấy là bệnh chàm da.

Có thể để lại xà phòng trên tay

Nhiều người thường đeo phụ kiện, đồ trang sức như nhẫn, vòng khi rửa tay hoặc đeo các mẫu nail phức tạp dễ khiến xà phòng bị mắc kẹt lâu ngày, gây kích ứng, ẩm ướt và nguy cơ nhiễm nấm trên da.

Lưu ý: Những tác dụng phụ trên không có nghĩa là bạn phải ít rửa tay, nhất là trong những trường hợp cần thiết. Mà điều quan trọng là bạn cần rửa tay đúng cách, rửa đúng và đủ thời gian, không lạm dụng, lau khô tay sau khi rửa, đồng thời nên chọn loại xà phòng rửa tay dịu nhẹ, lành tính.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xà phòng diệt khuẩn: lợi hay hại?

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
Xem thêm