Trong khi bạn ngủ, hệ tiêu hóa vẫn tiếp tục hoạt động để tiêu hóa lượng thức ăn bạn đã nạp trong ngày. Những gì bạn ăn và tư thế bạn ngủ đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tốc độ tiêu hóa.
Giấc ngủ ảnh hưởng đến tiêu hóa thế nào?
Trong khi ngủ, hệ tiêu hóa hoạt động mạnh. Tuy có sự khác nhau ở mỗi người, nhưng trung bình, có thể mất từ 30-72 giờ để tiêu hóa thức ăn. Thời gian tiêu hóa cũng phụ thuộc vào loại thực phẩm bạn ăn và sự trao đổi chất của bạn (cách cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng).
Các nhân tố về dinh dưỡng có thể làm gián đoạn giấc ngủ bao gồm: Ăn quá gần giờ đi ngủ, ăn quá nhiều, ăn nhiều món cay, uống rượu hoặc đồ uống có chứa caffein, bữa ăn giàu carbohydrate.
Việc ngủ quá ít có thể ảnh hưởng đến đường ruột của bạn. Nó cũng có thể làm tăng 40% nồng độ cortisol trong máu - một loại hormone căng thẳng làm chậm quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, ngủ ít cũng có thể làm tăng 33% cảm giác đói và thèm ăn, dẫn đến tăng cân.
Nên ngủ ở tư thế nào để tốt cho hệ tiêu hóa?
Nên nằm nghiêng khi ngủ
Nằm nghiêng giúp giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng.
So với ngủ nghiêng bên phải, thì ngủ nghiêng về bên trái được khuyến khích cho những người bị ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản. Điều này là do ngủ nghiêng về bên trái giúp tách thức ăn và acid khỏi cơ thắt thực quản dưới, giúp ngăn ngừa acid bị trào ngược lên thực quản, giảm nguy cơ ợ chua và các triệu chứng khó tiêu khác.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên ngủ nghiêng về bên trái vì có thể cải thiện lưu thông máu và chức năng thận, đồng thời giảm áp lực cho gan khi dạ con đang có khối lượng ngày càng tăng.
Tránh nằm ngửa khi ngủ
Nhiều người có thói quen ngủ ngửa, nhưng đó không phải là tư thế tốt nhất nếu bạn bị ợ nóng, bị trào ngược dạ dày thực quản. Ngủ ngửa tạo điều kiện cho acid trào ngược lên cổ họng dễ dàng hơn, có thể gây ra cảm giác đau rát và khó chịu ở cổ họng suốt đêm. Nếu muốn nằm ngửa, gối cần được chỉnh cao khoảng 12-15cm để đảm bảo thực quản ở cao hơn dạ dày.
Ngoài ra, nếu bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea), tư thế nằm ngửa có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Khi nằm ngửa, hàm và lưỡi sẽ khép lại, làm chặn đi đường thở vốn dĩ cần được thông suốt.
Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy nằm ngửa khi ngủ giúp giảm tỷ lệ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Tránh nằm sấp khi ngủ
Bạn không nên nằm sấp khi ngủ vì khiến các mạch máu ở vùng cổ bị chèn ép, quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ kém hẳn đi, acid actic từ đó được giải phóng nhiều hơn – “thủ phạm” gây đau mỏi cơ, trong đó có đau mỏi cổ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất với sức khỏe?
Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.
Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.
“Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.
Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.
Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...
Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!
Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.