Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hướng dẫn chi tiết sơ cứu cho người bị ngạt

Sơ cứu ban đầu là rất quan trọng để cứu sống người khác. Bạn có thể tiến hành sơ cứu sau một chấn thương, sự cố hoặc thương tích đe dọa đến tính mạng trước khi nhận được sự giúp đỡ của các dịch vụ y tế.

Bài viết này hướng dẫn bạn cách tiến hành sơ cứu, tại sao phải sơ cứu càng sớm càng tốt và vai trò của vị trí hồi phục và hô hấp nhân tạo trong việc cứu sống người khác.

Thông tin nhanh về sơ cứu

  • Mục đích của sơ cứu là để bảo toàn tính mạng, ngăn ngừa tổn thương và thúc đẩy quá trình hồi phục
  • Vị trí phục hồi phù hợp giúp giảm thiểu chấn thương
  • CPR là viết tắt của hồi sinh tim phổi. Nó giúp duy trì dòng chảy của máu cung cấp oxy
  • Trong khi ép ngực, bạn có thể nghe thấy tiếng nứt. Điều này là bình thường.

Cách thực hành sơ cứu

  • Đường thở (Airway): Đảm bảo đường thở được thông thoáng. Nghẹt thở do tắc nghẽn đường thở có thể gây tử vong
  • Hít thở (Breathing): Khi đường thở đã thông thoáng, hãy xác định xem người đó có thể thở được hay không, và nếu cần thiết, hãy hô hấp nhân tạo cho họ
  • Tuần hoàn (Circulation): Nếu người trong tình trạng cấp cứu không thở được thì người sơ cứu phải tiến hành ép ngực và hô hấp nhân tạo cho họ. Việc ép ngực sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian quý báu. Trong những trường hợp khẩn cấp không nguy hiểm đến tính mạng, người sơ cứu cần kiểm tra mạch của nạn nhân

Quy trình trên được gọi là ABC. Ngay sau khi ABC đã được đảm bảo, người sơ cứu sau đó có thể tập trung vào bất kỳ phương pháp điều trị bổ sung nào.

Quy trình thực hiện hồi sức tim - phổi (CPR)

Các bước thực hiện CPR đối với người trường thành cụ thể và chi tiết như sau:

Ép ngực

  • Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên một bề mặt chắc chắn, người thực hiện CPR quỳ bên cạnh.
  • Đặt lòng bàn tay của mình lên giữa ngực, giữa hai núm vú của bệnh nhân. Tay kia đặt nằm trên bàn tay đầu tiên sau đó tiến hành ấn thẳng xuống ngực ít nhất 5cm với tốc độ 100 đến 120 lần một phút.

Làm thông đường thở

  • Tiến hành làm thông thoáng đường thở của bệnh nhân bằng cách ngửa đầu ra sau và nâng cằm lên.
  • Kiểm tra nhịp thở trong vòng 10 giây, quan sát chuyển động lồng ngực, cảm nhận nhịp thở của nạn nhân. Trường hợp bệnh nhân không thở bình thường bạn hãy thực hiện hô hấp nhân tạo nếu biết cách. Trường hợp bạn không được hướng dẫn hô hấp nhân tạo hãy tiếp tục ép ngực và đợi nhân viên y tế.

Hô hấp nhân tạo

  • Hô hấp nhân tạo được tiến hành thông qua cách thổi không khí vào miệng, mũi.
  • Khi đường thở thông, bạn tiến hành bịt mũi nạn nhân để họ hít thở bằng miệng. Sau đó đưa miệng của bạn vào miệng bệnh nhân và thực hiện hô hấp nhân tạo.

Một chu kỳ CPR bao gồm 30 lần ép ngực và 2 lần hít thở. Lưu ý cẩn thận không thổi quá nhiều hoặc cố gắng hết sức gây tổn thương cho bệnh nhân. Bạn nên tiếp tục thực hiện CPR cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu cử động hoặc nhân viên y tế đến.

Các bước tiến hành CPR đối với trẻ em

Đối với trẻ em các bước thực hiện CPR cũng tương tự như ở người lớn. Tuy nhiên nên lưu ý trẻ em có sức khỏe yếu hơn nên lực thực hiện các động tác CPR bạn nên nhẹ nhàng hơn, nhằm tránh tổn thương lên ngực trẻ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 kỹ năng cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết

 

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm