Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 kỹ năng cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết

Những kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản có thể cứu sống người khi cần thiết. Hô hấp nhân tạo, sơ cứu người bị chết đuối, sơ cứu người bị đau tim, bỏng, cháy máu nhiều, tắc thở vì dị vật, cách di chuyển nạn nhân là các kỹ năng mà bất kỳ ai cũng nên biết và nẵm vững.

Nguyên tắc quan trọng nhất trước khi bạn học cách cứu người là phải gọi điện cho bệnh viện hoặc các đơn vị có khả năng cấp cứu ngay lập tức. Sau đó, trong thời gian chờ đợi, hãy xem xem bạn có thể giúp đỡ nạn nhân theo cách nào. Ngoài ra, hãy lưu ý tới sự an toàn của chính bản thân mình. Trong nhiều trường hợp, nếu bạn tự làm cho mình bị thương, bạn sẽ không giúp đỡ được cho bất kì ai cả.

Hô hấp nhân tạo/ép tim thổi ngạt

Khi nói tới "kỹ năng cứu mạng" người khác, có lẽ điều đầu tiên mà bạn nghĩ tới sẽ là hô hấp nhân tạo. Kỹ năng này sẽ quyết định giữa sự sống và cái chết cho những người đã bị lâm vào tình trạng tim ngừng đập. Tốt nhất là bạn nên tham gia một khóa học về kỹ năng hô hấp nhân tạo, nhờ đó bạn có thể thực hành kỹ năng này một cách đúng trình tự và thu nhận được các kinh nghiệm quan trọng trong quá trình học.

Tuy vậy, ngay cả khi không được đào tạo, bạn vẫn có thể cứu mạng người nếu xung quanh không có ai. Hãy xem đoạn video chỉ dài 3 phút sau đây.

Bạn có thể thực hiện quá trình ép tim thổi ngạt (hô hấp nhân tạo chỉ sử dụng tay) trên bất kì bệnh nhân nào, trừ trẻ sơ sinh. Với kỹ thuật này, bạn sẽ nhấn lồng ngực của người bệnh xuống khoảng 3cm rồi thả ra với tốc độ 100 lần/phút cho tới khi nhân viên cấp cứu tới nơi. Theo Liên hiệp Tim mạch Hoa Kỳ, bạn không nhất thiết phải nâng cổ và thổi khí vào bên trong mồm của nạn nhân.

Nạn nhân bị đau tim

Đôi khi, biểu hiện của cơn đau tim có thể là rất rõ ràng, ví dụ như tim ngừng đập; trong một số trường hợp khác cơn đau tim có thể giống như cảm giác nóng rát sau xương ức. Cứ 7 ca tử vong tại Mỹ thì lại có một ca có nguyên nhân là bệnh tim, do đó bạn cần nắm vững các triệu chứng của cơn đau tim:

Tức ngực, cảm giác đau ở ngực hoặc ở cánh tay, có thể lan ra vùng cổ, quai hàm.

Buồn nôn, đầy bụng, đau vùng bụng.

Thở nhanh, khó thở.

Đổ mồ hôi.

Cảm giác hồi hộp, bất an.

Mệt mỏi.

Khó ngủ

Đầu óc không tỉnh táo.

Sau khi gọi trợ giúp, nếu người bị nạn lớn hơn 16 tuổi và không bị dị ứng với aspirin và cũng đang không sử dụng các loại thuốc có thể gây tương tác với aspirin, hãy cho họ uống một viên aspirin nhằm giảm mức tổn thương tim.

Làm thế nào để cứu người đang bị tắc thở vì dị vật trong cổ họng

Nếu đường hô hấp của nạn nhân đang bị tắc vì có thức ăn hoặc các loại dị vật khác, hãy để ý xem người này có đang ho hay không. Nếu họ còn tỉnh táo, hãy bảo họ ho càng mạnh càng tốt. Nếu người này không thể ho, thở hay nói, bạn cần thực hiện cách sơ cứu Heimlich:

Gọi cấp cứu ngay lập tức.

Hướng người bị nạn về phía trước và dùng ức bàn tay đấm mạnh vào lưng người đó 5 lần.

Xốc mạnh bụng của người bị nạn 5 lần: 2 tay vòng lên trước bụng, một tay nắm đấm, một tay bao quanh tay còn lại ngay phía trên lỗ rốn.

Xốc mạnh cho tới khi dị vật bị đẩy ra khỏi đường hô hấp, hoặc khi người bị nạn có thể tự thở hoặc tự ho.

Với phụ nữ mang thai hoặc người béo phì: đặt tay lên phía trên, ngay phía dưới xương sườn thấp nhất.

Với trẻ em: bạn hãy giữ trẻ như trong hình dưới đây, lưu ý không bịt miệng hoặc làm tổn thương tới cổ.

Đấm bằng ức bàn tay vào lưng trẻ 5 lần, với lực không quá mạnh. Trọng lực và lực từ bàn tay bạn có thể sẽ làm dị vật thoát ra. Nếu dị vật không thoát ra, chuyển sang tư thế sau đây:
Sau đó, dùng 2 hoặc 3 ngón tay nhấn vào phía dưới xương sườn cho tới khi dị vật thoát ra.

Cứu người chết đuối

Chết đuối là một trong các loại tai nạn gây chết người phổ biến nhất. Nếu bạn không có kỹ năng bơi cứu nạn, bạn phải lưu ý rằng bơi ra cứu người là giải pháp cuối cùng. Hãy ghi nhớ trình tự sau đây: "Với tay, ném, chèo thuyền, bơi ra".

Với tay: nếu người bị nạn ở gần thành bể bơi hoặc cầu neo, hãy nằm thẳng trên mặt đất và cố với tay ra phía người bị nạn. Nếu ở gần bạn có cành cây, gậy dài, khăn tắm…, hãy sử dụng chúng để với về phía người bị nạn. Nếu cần thiết, hãy giữ một tay vào thành bể và xuống nước với tay về phía người bị nạn.

Ném: Nếu có phao cứu nạn thì hãy ném cho người bị nạn ngay lập tức.

Chèo thuyền: Nếu có thuyền, hãy chèo thuyền ra phía người bị nạn.

Bơi: Bơi ra để cứu người là giải pháp cuối cùng. Nếu có thể, hãy mang theo phao cứu nạn để kéo người bị nạn vào. Hãy cố gắng tiếp cận người bị nạn từ phía sau. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể phải đánh mạnh vào mặt người bị nạn để người đó bất tỉnh hoặc bị choáng; sau đó tiếp cận từ phía sau và ôm người đó bơi vào bờ. Người bị đuối thường hoảng loạn, nếu không tiếp cận đúng cách người này có thể gây nguy hiểm cho chính bạn.

Sơ cứu người bị chảy máu nhiều

Có rất nhiều loại chảy máu, trong đó nguy hiểm nhất là đứt động mạch. Trong mọi trường hợp, điều đầu tiên bạn phải làm là cầm máu. Sau khi rửa sạch tay và đeo găng y tế (túi ni lông sạch, mỏng cũng là một lựa chọn tốt), bạn cần:

Cho người bị nạn nằm xuống và lấy chăn bao phủ người họ. Nâng cao phần bị mất máu lên phía trên.

Lau bụi bẩn hoặc dị vật ở trên vết thương. TUYỆT ĐỐI KHÔNG cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu.

Dùng vải sạch hoặc bông băng áp chặt lên vết thương trong vòng ít nhất là 20 phút (không mở ra xem máu đã ngừng chảy hay chưa).

Thêm bông băng nếu cần thiết.

Nếu máu không ngừng chảy, ép động mạch tại các vị trí sau:

Chặn vị trí phía trên khuỷu tay và dưới nách.

Chặn vị trí phía sau đầu gối, gần háng.

Xoa để đưa động mạch tại các khu vực này tới gần xương. Giữ ngón tay chắc. Với tay còn lại, giữ chắc trên vết thương.

6. Chỉ khi máu đã ngừng chảy, bất động phần cơ thể bị thương và băng vết thương lại.

Sơ cứu vết bỏng

Các vết bỏng lớn, nghiêm trọng sẽ cần tới sự trợ giúp của các bác sĩ, song bạn cũng nên thực hiện các bước sau:

Rót nước vòi lạnh lên vết thương trong 10 phút.

Lau vết thương với khăn thấm nước lạnh. KHÔNG bôi đá, bơ hay bất kì thứ gì khác lên vùng da bị bỏng.

Làm sạch da bằng xà phòng và nước vòi.

Uống thuốc giảm đau có chứa acetaminophen (ví dụ như Panadol) hoặc ibuprofen.

Bạn không cần băng bó các vết bỏng nhẹ. Thời gian rửa bằng nước lạnh cũng có thể kéo dài trong 20 phút, và bạn cũng nên cởi bỏ bớt quần áo, đồ trang sức xung quanh.

Hiện tại, các biện pháp chữa "mẹo" như sữa chua, lòng trắng trứng, khoai tây, dầu ăn… chưa được kiểm chứng. Bạn cũng có thể bôi bơ lên vết bỏng do dầu hắc gây ra, song trong các trường hợp khác, bạn không nên áp dụng "mẹo" này.

Đỡ đẻ khẩn cấp trong xe ô tô (và các vị trí khác)

Bạn rất có thể sẽ không bắt gặp trường hợp này, song kỹ năng cấp cứu vẫn là tối cần thiết. Thực tế, quá trình sinh nở sẽ diễn ra hoàn toàn tự nhiên, song bạn cũng cần nắm vững các bước sau đây:

Tính thời gian co thắt tử cung: Nếu sản phụ có cơn co tử cung khoảng 3-5 phút một lần, mỗi lần từ 40 đến 90 giây, càng ngày càng xuất hiện nhiều và co thắt mạnh hơn trong vòng 1 giờ, rất có thể sản phụ sắp sinh. Điều này sẽ xảy ra với các bà mẹ sinh lần đầu.

Đỡ đầu của đứa bé khi nó chui ra khỏi bụng mẹ.

Lau khô và giữ ấm đứa trẻ. Không vỗ mông đứa bé, song bạn cũng cần lấy các chất lỏng (nếu có) ra khỏi mồm đứa trẻ.

Trên sợi rau, cách đứa bé khoảng vài cm, dùng một sợi dây (ví dụ dây giày) để thắt rau lại.

Bạn không cần phải cắt rau, trừ trường hợp cách bệnh viện quá xa (khoảng vài giờ di chuyển). Nếu cần thiết, thắt chặt sợi rau ở vị trí cách người mẹ vài cm và cắt khu vực ở giữa 2 nút thắt.

Trong trường hợp đứa bé thò chân ra trước, bạn cũng có thể áp dụng các bước trên.

Di chuyển những người có cân nặng lớn hơn bạn

Thông thường, bạn cần để nguyên người bị thương tại chỗ để đợi bác sĩ tới. TUYỆT ĐỐI không di chuyển những người bị thương phần đầu, cổ và cột sống. Trong các trường hợp khác, bạn có thể phải di chuyển người bị nạn tới nơi an toàn. Nếu người bị nạn quá nặng, sau đây là cách di chuyển họ:

Quay người bị nạn về phía mình, kéo tay họ quàng lên vai mình

Quì xuống hoặc ngồi xổm xuống, sao cho phần bụng-ngực người bị nạn nằm trên vai của bạn.

Giữ thẳng hông và đứng dậy. Không nghiêng người về phía trước để tránh bị chấn thương lưng.

Người bị nạn sẽ nằm trên vai bạn và bạn có thể di chuyển ra xung quanh.

Xử lý vết thương bị bỏng

Da bị bỏng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Bạn có biết sự khác nhau giữ vết bỏng cấp độ 1 và cấp độ 3? Vết bỏng nào thì cần đến bệnh viện? Bạn có thể làm gì để giảm đau đớn cho trẻ? Những việc nên và không nên làm khi bị bỏng? Đó là những câu hỏi cơ bản mà mọi cha mẹ nên biết vì bỏng dù ở mức độ nào cũng nên có những thao tác sơ cứu ban đầu. Ví dụ:

Với những trường hợp do nước sôi, lửa: khi bị bỏng, không nên cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới lột da vùng bị bỏng. Phải ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước lạnh sạch (tuyệt đối không được dùng nước đá) trong thời gian từ 15 - 20 phút. Sau đó băng vết bỏng bằng gạc vô trùng hoặc vải sạch không có lông tơ, rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Với những vết bỏng nhỏ như bỏng bô xe máy hay bỏng nước sôi ở mức độ nhẹ... thì sau khi ngâm nước (hoặc dội nước nhiều lần) có thể dùng thuốc mỡ đặc trị phỏng bôi phủ lên vết thương. Tuy nhiên, tốt nhất sau khi sơ cứu nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để đảm bảo an toàn.

Theo Khoa học TV
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm