Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

First aid: Điều trị bỏng như thế nào?

Bỏng là một tổn thương thường gặp nhưng rất đau đớn. Trong khi bỏng nhẹ sẽ lành mà không cần chăm sóc y tế nhiều thì bỏng nặng cần phải chăm sóc y tế đặc biệt để dự phòng nhiễm trùng và làm giảm mức độ nghiêm trọng của sẹo.

Điều trị Bỏng như thế nào

Bỏng là một tổn thương thường gặp nhưng rất đau đớn. Trong khi bỏng nhẹ sẽ lành mà không cần chăm sóc y tế nhiều thì bỏng nặng cần phải chăm sóc y tế đặc biệt để dự phòng nhiễm trùng và làm giảm mức độ nghiêm trọng của sẹo. Trước khi điều trị bỏng, điều quan trọng là phải hiểu được loại hoặc độ bỏng mà bạn hoặc người thân… chịu đựng.

I. Xác định độ bỏng

1.1. Bỏng độ I

Tổn thương bỏng độ I là phổ biến nhất, và xảy ra như là kết quả của bỏng nhẹ, tiếp xúc ngắn với các vật thể nóng, và ánh nắng mặt trời. Tổn thương chỉ ở lớp da bề mặt hoặc ngoài cùng[1]. Tổn thương mầu đỏ, hơi sưng nhẹ, và có thể có hoặc không đau nhẹ. Điều trị bỏng độ I tại nhà vì thường không cần chuyên gia y tế chăm sóc. Lớp da ngoài cùng có khả năng tự lành theo thời gian nếu được chăm sóc đúng[2]

Bỏng độ I được xếp loại là “bỏng nhẹ” và cần được điều trị như vậy. Đôi khi nạn nhân có thể có bỏng độ I rộng, chẳng hạn như bỏng nắng toàn thân, nhưng điều này không cần chăm sóc y tế

1.2. Bỏng độ II
Tổn thương bỏng độ II có thể xuất hiện với các đốm (blotchy) trên da, các bọng nước (blister) sẽ hình thành, và đau mạnh hơn rất nhiều. Bỏng độ II là do tiếp xúc ngắn với những thứ vô cùng nóng (ví dụ: nước sôi), tiếp xúc lâu với vật thể nóng, và thời gian phơi nhiễm kéo dài với ánh nắng mặt trời. Ngoại trừ bỏng độ II ở bàn tay, bàn chân, háng, hoặc mặt, thì việc điều trị giống như “bỏng nhẹ”.
Nếu có bọng nước, không được chọc vỡ chúng. Nếu bọng nước đã vỡ, rửa sạch bằng nước và băng lại bằng gạc thấm mỡ kháng sinh. Bạn cũng có thể phủ mỡ kháng sinh lên da cùng với miếng cao dán hoặc băng gạc khác. Băng gạc này không cần thay đổi hàng ngày.

Bỏng độ II gây tổn thương qua hai lớp da. Nếu bỏng độ II rộng hơn 3 inches, tổn thương bỏng tại bàn tay, bàn chân, các khớp, hoặc bộ phận sinh dục, hoặc không thể lành trong vài tuần thì bạn cần đi khám bác sĩ[3].

1.3. Bỏng độ III
Bỏng độ III là nghiêm trọng nhất và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bỏng độ III xảy ra khi phơi nhiễm kéo dài với vận thể nóng gây tổn thương qua ba lớp da, đôi khi gây tổn lớp cơ, lớp mỡ, và xương.
Tổn thương bỏng nhìn như da thuộc và có biểu hiện trắng hoặc đen. Cảm giác đau có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ tổn thương dây thần kinh ở lớp da (các thụ thể đau). Các tổn thương bỏng này có thể nhìn như “ướt” do tổn thương vỡ tế bào và rò rỉ protein.

Bỏng độ III luôn luôn được phân loại là bỏng nặng và cần đi khám bác sĩ và điều trị càng sớm càng tốt[4].

1.4. Bỏng nhiệt độ thấp
Bỏng nhiệt độ thấp là “tổn thương bỏng” do da bạn phơi nhiễm với nhiệt độ thấp, ví dụ như tuyết hoặc băng, trong khoảng thời gian kéo dài. Vùng tổn thương có mầu đỏ sáng, trắng hoặc đen và có cảm giác bỏng mạnh khi da được làm ấm lại. “Tổn thương bỏng” do nhiệt độ thấp vẫn được coi là bỏng bởi vì nó làm tổn thương các lớp mô của da.

Điều trị tổn thương bỏng do nhiệt độ thấp như với bỏng nặng ở phần lớn các trường hợp, và cần phải đi khám bác sĩ để điều trị[5].

Làm ấm da lên khoảng từ 370C đến 390C bằng nước ngay lập tức sau khi phơi nhiễm[6].

1.5. Bỏng hóa chất
Bỏng hóa chất là một loại tổn thương bỏng khác gây ra do tiếp xúc với hóa chất độc hại làm tổn thương các lớp da. Các loại tổn thương bỏng này có thể biểu hiện dưới dạng mảng đỏ, ban, bọng nước, và vết thương hở trên da. Bước đầu tiên là phải luôn luôn xác định cái gì đã gây ra bỏng và gọi cấp cứu hoặc trung tâm kiểm soát chất độc ngay lập tức.

Liên hệ với trung tâm kiểm soát chất độc ngay lập tức nếu bạn tin rằng bạn hoặc người thân bị bỏng hóa chất. Điều trị nhằm trung hòa và cô lập sự lan rộng của hóa chất.

Rửa tổn thương bỏng hóa chất bằng nhiều nước, tuy nhiên cần tránh nước nếu phơi nhiễm với vôi khô hoặc các loại nguyên tố như natri, magne, phốt-pho, lithium... vì chúng có thể phản ứng với nước và gây tổn thương nặng hơn.

II. Điều trị bỏng

2.1. Điều trị bỏng nhẹ

2.1.1. Tưới nước mát lên tổn thương bỏng
Tưới nước mát lên tổn thương bỏng sớm ngay khi có thể. Điều này sẽ ngăn chặn tổn hại thêm cho da. Giữ cho vùng tổn thương bỏng dưới vòi nước mát trong khoảng từ 10 đến 15 phút hoặc cho tới khi đỡ đau. Tránh sử dụng nước lạnh vì điều này có thể gây tổn thương da xung quanh vết bỏng[8].

Sự tiếp xúc đột ngột giữa nhiệt độ rất nóng và nhiệt độ rất lạnh sẽ chỉ làm chậm quá trình lành bệnh[9].

2.1.2. Tháo bỏ quần áo chật và đồ trang sức một cách nhanh chóng

Tháo bỏ quần áo chận và đồ trang sức sớm ngay khi có thể, hoặc trong khi rửa vết bỏng, tháo bỏ bất cứ thứ gì mà ép chặt trên da khi vết thương sẽ phù nề. Nếu nghi ngờ, hãy tháo bỏ nó. Điều này cho phép máu chảy đến và bắt đầu làm lành vết thương. Tháo bỏ quần áo chật hoặc đồ trang sức cũng có thể tránh được các tổn hại thêm[10].

2.1.3. Chườm mát

Nếu nước mát không phải là một lựa chọn thì sử dụng chườm mát hoặc dùng túi nước đá bọc trong khăn tắm. Đặt nó lên vết bỏng. Chườm mát trong khoảng từ 10 đến 15 phút, đợi trong 30 phút, và sau đó lại chườm mát lại trong khoảng từ 10 đến 15 phút[11].

Không bao giờ chườm đá trực tiếp lên tổn thương bỏng vì điều này sẽ làm tổn thương da. Giữ khăn tắm giữa da và đá.

2.1.4. Sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn

Thuốc giảm đau không cần kê đơn như ibuprofen, acetaminophen, aspirin, hoặc naproxen có thể hữu ích nếu triệu chứng gây khó chịu. Nếu đau không giảm sau một vài giờ, uống thêm liều nữa. Tránh sử dụng aspirin cho trẻ em hoặc nếu bạn đang bị cúm hoặc thủy đậu[12]

Thực hiện theo các hướng dẫn cụ thể trên bao bì. Chúng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc bạn chọn.

2.1.5. Làm sạch tổn thương bỏng
Sau khi rửa tay, sử dụng xà phòng và nước để làm sạch tổn thương bỏng và dự phòng nhiễm trùng. Bôi kháng sinh như Neosporin khi đã làm sạch tổn thương bỏng[13]. Kem dưỡng da aloe vera có thể cũng làm dịu đau trong một số trường hợp. Thuốc kháng sinh hoặc aloe vera cũng có thể giữ băng kết dính[14].

Không để vỡ bọng nước trong khi làm sạch tổn thương bỏng vì chúng thực sự bảo vệ da khỏi nhiễm trùng. Cẩn thận không để vỡ bọng nước hoặc chảy dịch rỉ vì cơ thể có thể tự làm lành các bọng nước nhỏ. Mỡ kháng sinh không cần thiết nếu bọng nước chưa vỡ. Nhưng nếu bọng nước đã vỡ hoặc nếu vết thương bộc lộ thì nên sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm trùng[15].

2.1.6. Phủ nhẹ lên tổn thương bỏng bằng thuốc mỡ kháng sinh và sau đó là gạc
Bạn có thể không cần phải bang đối với bỏng độ I, bọng nước chưa vỡ, hoặc vùng da không bị phơi nhiễm[16]. Nhưng các tổn thương bỏng độ II nhỏ sẽ cần phải băng lại để tránh nhiễm trùng. Phủ nhẹ nhàng lên tổn thương bỏng bằng gạc và cố định nó nhẹ nhàng bằng băng y tế. Thay đổi gạc hàng ngày[17].

Không đặt gạc trực tiếp lên bất cứ vết thương nào. Vết thương phải luôn luôn được phủ một lớp kem hoặc thuốc mỡ trước khi đặt gạc. Nếu không, khi lấy bỏ gạc, tất cả vùng da mới hình thành sẽ bị tách rời cùng với gạc.

Tháo bỏ gạc theo hướng mọc của các sợi lông xung quanh. Nếu gạc dính với vết thương, sử dụng nước ấm hoặc nước muối sinh lý thấm vào gạc để lấy bỏ dễ dàng hơn. Pha dung dịch nước muối sinh lý bằng cách hòa một muỗng cà-phê muối vào một gallon nước[18].

2.1.7. Tránh sử dụng các biện pháp gia truyền như lòng trắng trứng, bơ  và trà
Trên internet tràn ngập các giải pháp điều trị bỏng “kỳ lạ”, nhưng một vài nghiên cứu khoa học thực sự đã chứng minh tác dụng của chúng[19]. Nhiều nguồn tin cậy, như Hội Chữ thập đỏ, đã nhận thấy chúng sẽ làm cho tổn thương bỏng tồi đi do chúng chứa vi khuẩn mà có thể gây nhiễm trùng[20].

Chất dưỡng ẩm tự nhiên như aloe vera hoặc soy có thể hữu ích trong những trường hợp cháy nắng.

2.1.8. Theo dõi nhiễm trùng tổn thương bỏng
Hãy để mắt tới vết thương để phát hiện sự thay đổi mầu sắc sang đỏ, nâu hoặc đen. Ngoài ra, để ý tới bất cứ sự đổi mầu xanh nào của lớp mỡ dưới và xung quanh vết thương. Đi khám bác sĩ nếu tổn thương bỏng không lành trong một vài tuần. Tổn thương bỏng không lành có thể là một dấu hiệu của biến chứng, nhiễm khuẩn, hoặc một tổn thương bỏng nghiêm trọng hơn[21]. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn thấy bất cứ dấu hiệu nào sau đây:
- hâm hấp nóng
- đau
- sơ cứng vùng vết thương
- sốt cao trên 390C hoặc thân nhiệt dưới 36,50C (đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng và bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức)[22].

2.1.9. Làm giảm ngứa bằng các thuốc tác dụng tại chỗ
Ngứa là nỗi phiền phức phổ biến ở bệnh nhân trong giai đoạn đầu lành vết thương sau bỏng nhẹ. Thuốc tác dụng tại chỗ như kem dưỡng da (aloe vera hoặc petroleum based jelly) có thể làm dịu sự khó chịu do ngứa. Thuốc kháng histamin đường uống cũng có thể giúp giảm ngứa.

2.2. Điều trị bỏng nặng

2.2.1. Gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức
Không thử điều trị bỏng nặng tại nhà. Chúng cần được điều trị ngay lập tức bởi nhân viên y tế. Gọi xe cứu thương ngay lập tức hoặc đi khám bác sĩ hoặc đi khám cấp cứu ngay lập tức[23].

Đừng bao giờ thử tự điều trị bỏng nặng. Các biện pháp sau đây là những bước chủ động đơn giản có thể thực hiện cho tới khi nhân viên y tế tới giúp.

2.2.2. Đưa nạn nhân ra khỏi nguồn nhiệt một cách an toàn
Nếu có thể, bạn làm những gì mà bạn có thể để tránh bị bỏng hoặc tổn thương thêm. Ngăn chặn nguồn nhiệt hoặc di chuyển nạn nhân tới khu vực an toàn.
Không bao giờ được kéo hoặc hoặc di chuyển nạn nhân bằng cách sử dụng các vùng da bị bỏng làm điểm tỳ. Nếu làm như vậy, bạn có thể làm da tổn thương nặng hơn và có thể khiến vết thương thậm chí hở nhiều hơn. Điều này có thể gây rất đau đớn cho nạn nhân và dẫn tới sốc.
2.2.3. Che phủ tổn thương bỏng
Phủ một khăn tắm ẩm, mát lên vùng tổn thương bỏng để bảo vệ nó cho tới khi có sự hỗ trợ. Không sử dụng nước đá hoặc ngâm nạn nhân trong nước lạnh. Điều này có thể gây hạ thân nhiệt hoặc làm tổn thưởng thêm các vùng nhậy cảm.

2.2.4. Loại bỏ bất cứ chất kích thích hóa học nào
Nếu tổn thương bỏng gây ra bởi hóa chất, làm sạch khu vực da mà bất cứ chất hóa học nào còn sót lại. Rửa vùng da dưới vòi nước mát hoặc chườm mát thêm trong khi đợi dịch vụ cấp cứu y tế tới giúp. Không cố gắng sử dụng bất cứ loại thuốc gia truyền nào lên tổn thương bỏng do hóa chất.

2.2.5. Nâng tổn thương bỏng cao hơn tim của nạn nhân
Chỉ làm điều này nếu bạn có thể nâng vết thương lên mà không gây tổn thương thêm[24]

2.2.6. Tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu có sốc
Hãy tìm kiếm các triệu chứng của sốc: mạch nhanh hoặc nhỏ, huyết áp thấp, da lạnh ẩm, mất định hướng hoặc mất ý thức, buồn nôn, kích thích. Nếu bạn thấy các triệu chứng sốc từ tổn thương bỏng độ III, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của y tế ngay lập tức. Gọi xe cứu thương để đưa nạn nhân tới bệnh viện một cách nhanh chóng. Đây là tình huống đe dọa tính mạng hàng đầu trong một tình huống vốn đã nguy hiểm.

2.3. Cách thức điều trị bỏng nặng tại bệnh viện

2.3.1. Tháo bỏ quần áo và đồ trang sức
Nạn nhân có thể ngay lập tức được vận chuyển từ bệnh viện tới trung tâm bỏng để điều trị. Sau đó, tháo bỏ bất cứ quần áo hoặc đồ trang sức nào mà vẫn còn trên người nạn nhân vì chúng có thể gây siết chặn cơ thể khi sư phù.

Tổn thương bỏng có thể sưng phù rất nhiều khiến những phần cụ thể của cơ thể bị đè nén nguy hiểm (hội chứng chèn ép khoang). Nếu điều này xảy ra, phẫu thuật cần được thực hiện để giải ép. Điều này cũng giúp cho dòng máu và chức năng của dây thần kinh[25]

2.3.2. Theo dõi các dấu hiệu sống và cung cấp oxy
Đối với tất cả bỏng nặng, bác sĩ có thể cung cấp oxy với nồng độ 100% bằng cách đặt ống nội khí quản và thở máy[26]. Các dấu hiệu sống cũng được theo dõi ngay lập tức. Băng cách này, giúp tình trạng của bệnh nhân được đánh giá chính xác hơn và kế hoạch điều trị sát sao hơn được xây dựng

2.3.3. Bồi phụ nước và điện giải cho nạn nhân
Ngăn chặn mất nước và bổ sung lượng dịch đã mất của cơ thể bằng dung dịch truyền tĩnh mạch. Xác định loại và số lượng dịch đã mất dựa vào tổn thương bỏng của mỗi cá nhân[27].

2.3.4. Sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau và gây tê có thể giúp nạn nhân đối phó với cơn đau tốt hơn. Kháng sinh cũng rất quan trọng.

Kháng sinh rất cần thiết bởi vì hàng rào bảo vệ nhiễm trùng chính (da) của cơ thể đã bị xâm nhập. Thuốc kháng sinh cần thiết để giữ cho vi khuẩn không xâm nhập và gây nhiễm trùng vết thương[28].

2.3.5. Điều chỉnh chế độ ăn uống của bệnh nhân
Khuyến cáo chế độ ăn uống giầu năng lượng và có hàm lượng protein cao. Điều này giúp bổ sung cho cơ thể năng lượng sống và protein cần thiết để sửa chữa tất cả các tế bào bị tổn thương do bỏng[29].

III. Lời khuyên

Bất cứ ai bị bỏng từ độ III trở lên đều cần được vận chuyển bằng xe cứu thương (hoặc máy bay, tùy thuộc vào khoảng cách) tới trung tâm bỏng gần nhất.

Rửa tay trước khi chạm vào hoặc điều trị tổn thương bỏng. Đi găng tay nếu có thể được.

Chỉ sử dụng nước sạch, tinh khiết và mát hoặc dung dịch nước muối sinh lý, nếu có sẵn, khi sơ cứu bỏng lớn. Bảo vệ vùng tổn thương bỏng bằng vải vô trùng hoặc vải rất sạch, ví dụ: khăn trải giường trong khi tìm kiếm sự giúp đỡ của y tế ngay.

Lời khuyên này không thay thế được cho chăm sóc y tế. Nếu nghi ngờ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Bao bạo bỏng nhẹ hoặc bỏng nặng bằng giấy bóng nếu không có gạc. Nó sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng trên đường tới bệnh viện.

Không nên để tổn thương bỏng hóa chất trong nước khi không thể xác định lược loại hóa chất vì điều này có thể khiến hóa chất lan rộng hơn trên da bạn. Nước có thể khiến một vài tổn thương bỏng do hóa chất (ví dụ: vôi khô) tồi tệ hơn.

Không để tổn thương bỏng tiếp xúc với các chất có hại.

IV. Cảnh báo

Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt đối với bất cứ bỏng nặng nào. Tổn thương bỏng sẽ không tự liền và sẽ cần phải được chăm sóc y tế.

Bỏng do vật liệu phóng xạ rất khác nhau và nghiêm trọng. Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ phóng xạ có liên quan và thực hiện theo các bước ở trên để tự bảo vệ mình và bệnh nhân.
Theo Bác sỹ nội trú
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm