Nghiến răng có thể được chia thành hai kiểu đó là nghiến răng khi ngủ hoặc về đêm, thứ hai là nghiến chặt hàm trong vô thức khi đang tỉnh táo, đây gọi là chứng nghiến răng tỉnh táo. Nếu bạn bị nghiến răng, có một số phương pháp giúp ngăn chặn hiện tượng này. Mỗi một biện pháp đều có thể mang lại nhiều lợi ích khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và các triệu chứng gây ra nghiến răng của bạn. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các phương pháp khắc phục chứng nghiến răng phổ biến hiện nay.
1.Sử dụng máng bảo vệ răng
Dụng cụ bảo vệ răng miệng như máng bảo vệ răng là một loại nẹp khớp cắn có thể hữu ích đối với chứng nghiến răng khi ngủ. Các máng giúp bảo vệ răng và ngăn chúng nghiến vào nhau khi ngủ. Nếu bạn mắc chứng nghiến răng khi ngủ mạn tính, các dụng cụ bảo vệ răng miệng được làm riêng cho bạn sẽ giúp bảo vệ răng không bị hư hại. Các máng bảo vệ này cũng sẽ làm giảm tình trạng căng cứng của quai hàm. Máng bảo vệ miệng vào ban đêm thường được làm bằng nhựa và có chi phí thấp, đây là một trong những giải pháp tốt nhất cho những người bị nghiến răng nhẹ. Tuy nhiên với những người bị nghiến răng nặng, máng bảo vệ bằng nhựa sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Phẫu thuật tạo hình khớp cắn là một thủ thuật nha khoa dược dùng để định hình lại hoặc làm phẳng bề mặt nhai của răng. Phương pháp này hiệu quả nếu tình trạng nghiến răng là do răng mọc chen chúc, lệch lạc hoặc khấp khểnh.
3.Tiêm botox
Trong một nghiên cứu cho thấy tiêm độc tố botulium (Botox) có thể giảm đau và tần suất nghiến răng ở những người trưởng thành khỏe mạnh tham gia nghiên cứu.
Đối với quy trình này, chuyên gia y tế sẽ tiêm trực tiếp một lượng nhỏ Botox vào cơ nhai. Cơ này có tác dụng giúp hàm di chuyển, sau khi tiêm botox sẽ hạn chế khả năng di chuyển của các cơ trong hàm. Từ đó giúp giảm chứng nghiến răng và triệu chứng đau đầu liên quan. Tuy nhiên, tác dụng của tiêm botox chỉ kéo dài từ ba đến bốn tháng nên đây chỉ là một biện pháp giúp giảm nghiến răng tạm thời.
4. Phương pháp phản hồi sinh học
Phản hồi sinh học là một kỹ thuật được thiết kế để giúp mọi người nhận thức và loại bỏ một hành vi. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để làm giảm chứng nghiến răng khi ngủ và thức.
Trong quá trình điều trị, một chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm soát chuyển động của cơ hàm thông qua phản hồi thị giác, rung hoặc thính giác được tạo ra từ xung điện. Tuy nhiên nghiên cứu về hiệu quả của phản hồi sinh học trong điều trị bệnh nghiến răng còn hạn chế. Phương pháp này chỉ được khẳng định có thể mang lại tác dụng ngắn hạn và dự phòng cho bệnh nghiến răng.
5. Giảm thiểu căng thẳng
Đối với một số người, nghiến răng là do các vấn đề về sức khỏe tâm thần như căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Nếu bạn nghiến răng, có một số kỹ thuật có thể giúp bạn giảm căng thẳng, từ đó giúp giảm tình trạng này.
6.Các bài tập cho cơ hàm
Các bài tập cơ lưỡi và cơ hàm có thể giúp bạn thư giãn cơ hàm và cơ mặt, đồng thời duy trì sự liên kết phù hợp của xương hàm. Bạn có thể thử bài tập này ở nhà:
Nghiến răng sẽ gây ra tác dụng phụ và biến chứng gì?
Nghiến răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm:
Đối với nhiều người, nghiến răng là một hành động vô thức và họ chỉ nhận ra mình nghiến răng khi các triệu chứng xuất hiện. Nguy cơ biến chứng do nghiến răng có thể tăng lên nếu bạn mắc chứng nghiến răng không được điều trị trong một thời gian dài. Các biến chứng lâu dài có thể bao gồm:
Khi nào cần đi khám?
Nếu bạn biết mình nghiến răng hoặc nếu bạn nghi ngờ nghiến răng có thể là nguyên nhân gây ra đau hoặc các triệu chứng khác, hãy đến gặp nha sĩ. Các bác sĩ có thể kiểm tra độ mòn của răng để xác định xem bạn có nghiến răng hay không. Ngoài ra, họ cũng sẽ kiểm tra khớp cẳn và độ lệch khớp cắn của bạn. Tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ, nha sĩ có thể hướng dẫn bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị tình trạng nghiến răng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 nguyên tắc vệ sinh răng miệng
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?