Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xà phòng diệt khuẩn: lợi hay hại?

Trong những năm qua, càng ngày càng có nhiều chuyên gia đồng tình rằng, xà phòng diệt khuẩn có hại nhiều hơn là có lợi.

Xà phòng diệt khuẩn: lợi hay hại?

Nhưng, để hiểu được tại sao xà phòng diệt khuẩn lại có hại, thì đầu tiên, chúng ta cần biết được xà phòng diệt khuẩn khác gì so với các loại xà phòng thông thường. Đúng như tên gọi, xà phòng diệt khuẩn chứa các chất hóa học có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn hoặc khử trùng mà những loại xà phòng bình thường không có.

Rất nhiều loại dung dịch xà phòng, dung dịch rửa tay được ghi trên nhãn là diệt khuẩn (antibacterial) có chứa triclosan, một hợp chất tổng hợp từ phenylether hay chlorinated bisphenol. Trong khi Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA xếp triclosan vào loại thuốc nhóm III – nhóm chất có độ hòa tan cao và độ thẩm thấu thấp, thì triclosan cũng là một loại thuốc trừ sâu. Triclocarban là một chất hóa học phổ biến khác có trong các loại xà phòng diệt khuẩn. Rất nhiều khuyến cáo cũng như lo ngại về triclosan cũng được áp dụng cho triclocarban.

Từ khi xuất hiện vào năm 1972, triclosan dần dần trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng và ngày nay, triclosan trở nên vô cùng phổ biến. Triclosan thậm chí còn có mặt trong một số thiết bị y tế, như các loại ống thông và chỉ khâu vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Về lợi ích diệt khuẩn, vào năm 2015, một nghiên cứu đã so sánh tác dụng diệt khuẩn của xà phòng thường và xà phòng có chứa triclosan trong điều kiện tương tự như khi chúng ta rửa tay và thấy rằng, với thời gian tiếp xúc với xà phòng là 20 giây, thì 2 loại xà phòng này có tác dụng giảm vi khuẩn tương tự nhau. Nói cách khác, xà phòng diệt khuẩn cũng chỉ có tác dụng như xà phòng thường khi rửa tay bình thường như hầu hết chúng ta hay làm - nghĩa là chỉ rửa tay trong một vài giây. Rất ít người trong chúng ta rửa tay đúng cách theo khuyến cáo, nghĩa là thực hiện đủ 6 bước rửa tay trong vòng từ 30 giây đến 1 phút.

Triclosan ức chế việc tiêu diệt vi khuẩn như thế nào?

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, triclosan có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn với nồng độ thấp và có thể tiêu diệt vi khuẩn với nồng độ cao. Triclosan cũng có chứa một số chất có thể chống lại nấm, thậm chí là các ký sinh trùng, ví dụ như ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium falciparum) và toxoplasmosis.

Triclosan có khả năng nhắm đến mục tiêu đích là nhiều loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác nhau bằng cách ngăn chặn phạm vi hoạt động của một loại enzyme cần thiết cho vi khuẩn sinh tổng hợp chất béo. Ngăn chặn loại enzyme này, vi khuẩn sẽ không thể tự tổng hợp axit béo được, màng tế bào của vi khuẩn thiếu axit béo cũng sẽ không nhân lên và sinh sản được.

Vấn đề gặp phải với triclosan

Đầu tiên, triclosan sẽ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Vì triclosan ngày càng được sử dụng rộng rãi, các phòng thí nghiệm đã bắt đầu nhận thấy tình trạng kháng kháng sinh chéo. Dưới áp lực của việc sử dụng triclosan, vi khuẩn sẽ đột biến để phát triển cơ chế kháng lại triclosan, từ đó dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.

Thứ hai, khi được thải rộng rãi ra môi trường, triclosan có thể gây ảnh hưởng đến sinh khối, ví dụ như tảo và các cộng đồng vi khuẩn có sẵn trong môi trường.

Từ khi triclosan được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại sản phẩm, thì triclosan cũng tích tụ lại trong đất, nước ngầm và các nhà máy xử lý nước thải đô thị. Những nhà máy này cần phải có một lượng vi khuẩn có lợi nhất định, giúp làm sạch nguồn nước thải. Triclosan có thể ức chế sản sinh khí metan trong quá trình phân hủy kị khí ở các nhà máy xử lý nước thải và gây ra tình trạng kháng nhiều loại thuốc ở những cộng đồng vi khuẩn ngoài môi trường. Một số loại tảo gần các nhà máy xử lý nước thải đã được tìm thấy là rất nhạy cảm với triclosan. Triclosan cũng có thể ảnh hưởng đến cộng đồng vi khuẩn trong các sông hồ, ảnh hưởng này lại càng rõ ràng hơn ở những vùng khan hiếm nước, do ở những nơi đó triclosan không được pha loãng đủ để không gây hại cho các cộng đồng vi khuẩn này.

Thứ ba, triclosan có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột ở cá và động vật gặm nhấm, dẫn đến những quan ngại về khả năng cũng có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột ở người. Chưa thấy ảnh hưởng của triclosan lên hệ vi sinh vật đường ruột ở người, nhưng các nghiên cứu về vấn đề này cũng đang được tiến hành.

Ngược lại, một nghiên cứu đã được tiến hành, xem xét dịch tiết mũi của 90 người trưởng thành khỏe mạnh đã tìm ra mối liên quan giữa sự có mặt của triclosan và sự xâm nhập của vi khuẩn Staphylococcus. Kết quả này gợi ý rằng, triclosan thực sự có thể gây ảnh hưởng và thậm chí làm thay đổi hệ vi sinh vật của con người.

Triclosan thậm chí còn thúc đẩy sự phát triển các khối u ở chuột. Một mô hình nghiên cứu trên chuột thậm chí còn cho thấy triclosan có khả năng thúc đẩy khối u ung thư phát triển.

Thứ tư, triclosan có thể gây rối loạn chức năng nội tiết. Triclosan được chứng minh có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp có liên quan đến biểu hiện gen và có thể thay đổi tỷ lệ ếch bị biến đổi cấu trúc di truyền. Triclosan cũng có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn chức năng estrogen và testosterone trên chuột.

Với những mối lo ngại ngày càng gia tăng về các tác động có hại của triclosan lên sinh lý nhiều loài động vật và rất có thể là cả con người, một số chính phủ đã xem xét và đưa ra lệnh cấm. Vào tháng 3 năm 2010, Liên minh Châu Âu đã cấm sử dụng triclosan trong các loại sản phẩm có thể tiếp xúc với thực phẩm. Năm 2014, Minnesota – một tiểu bang của Hoa Kỳ đã cấm các sản phẩm làm sạch (xà phòng) có chứa triclosan và buộc các nhà sản xuất phải loại bỏ triclosan ra khỏi các sản phẩm này vào năm 2017. Cho đến thời điểm năm 2015, Bộ Y tế Cananda đang cân nhắc về việc cấm triclosan. Theo thống kê, có khoảng 1.730 sản phẩm, bao gồm các loại mỹ phẩm, sản phẩm y tế và các sản phẩm chăm sóc cá nhân có chứa triclosan có mặt trên thị trường Canada vào năm 2011. Đầu tháng 9 vừa qua, Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ - FDA đã quy định về việc cấm sử dụng triclosan đối với các sản phẩm xà phòng, dung dịch rửa tay kháng khuẩn và một số sản phẩm khác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những mẹo giúp rửa tay sạch hơn

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Slate.com
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm