12 loại hóa chất gây ung thư chúng ta vẫn đang vô tư tiếp xúc hằng ngày
1. Bisphenol A (BPA)
Chất này từng được dùng để làm bao nhựa bọc thức ăn và nước uống, gây rối loạn nội tiết và có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt. BPA làm nhiễu loạn sản xuất hoocmon trong cơ thể. Bạn nên tránh nó bằng cách chọn thực phẩm tươi, đựng trong hộp thủy tinh, hộp nhựa tái chế có nhãn No. 1, No. 2, No. 4, No. 5 ở dưới đáy, tránh những loại ghi No. 3, No. 7, hoặc PC (polycarbonate). Hộp mềm xốp thường không chứa BPA.
2. Atrizine
3. Thuốc trừ sâu Organophosphate
4. Dibutyl phthalate (DBP)
Hóa chất này gây rối loạn nội tiết, đã được loại bỏ trong sơn móng tay từ năm 2006, nhưng vẫn còn được dùng trong nhựa mềm, dẻo. Nam giới bị nhiễm DBP tăng cao đáng kể khả năng bị ung thư tinh hoàn. Có thể giảm thiểu rủi to bằng cách hạn chế dùng nhữa PVC và tránh đựng đồ ăn trong túi nhựa mềm, cũng nên tránh các sản phẩm chăm sóc cá nhân có nhãn “phthalate” trong thành phần.
5. Chì
Chì có mặt ở khắp mọi nơi, trong sơn tường, đồ gốm sứ, thủy tinh, mỹ phẩm, son môi, thuốc nhuộm tóc, đồ chơi kém chất lượng…
Chì có khả năng gây hại cho hầu hết các bộ phận của cơ thể. Nhiễm độc chì trong một thời gian dài gây vô sinh, tổn thương thần kinh, tim mạch, suy thận, gây giòn xương. Đặc biệt khi chì tích tụ vào cơ thể sẽ liên kết với các yếu tố nội mô gây rối loạn và tăng cao khả năng bị ung thư của người bệnh.
6. Thủy ngân
Thủy ngân là một trong những chất độc hại nhất với con người. Nó là một chất độc thần kinh mạnh và được gây rất nhiều vấn đề hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch. Một trong các nguồn thủy ngân lớn nhất là bạc kim loại hàn răng, có 50% là thủy ngân. Thủy ngân cũng có trong hơn một nửa sirô ngô, một vài loại hải sản.
7. PFCs Per hoặc polyfluorochemicals
PFCs được dùng trong các các sản phẩm chống nước như áo mưa, chảo không dính, thảm và đồ nội thất. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang và ung thư thận. Bạn nên hạn chế các sản phẩm chống dính, chống nước và vết bẩn, các sản phẩm chăm sóc cá nhân có ghi “PTFE” hoặc “fluoro” trong thành phần.
8. Phthalates
Chất này thường được dùng trong các sản phẩm nhựa mềm, hương liệu nhân tạo. Nó gây giảm testosterone và chất lượng tinh trùng ở nam giới, và dậy thì sớm ở các bé gái cũng như các bất thường sinh sản ở bé trai. Nó cũng có thể gây ung thư vú tiền mãn kinh.
9. Diethylhexyl Phthalate (DEHP)
Dạng phổ biến này của phthalate cũng gây rối loạn nội tiết. Nó được dùng nhiều trong sản phẩm gia dụng, chăm sóc cá nhân, thiết bị y khoa. DEHP có thể gây thay đổi mức độ hoocmon tuyến giáp ở nam giới trưởng thành, thiết bị y khoa có chứa DEHP có thể gây kháng thuốc ung thư.
10. PBDEs
Đây là chất chống cháy được dùng trong các sản phẩm bình xịt cứu hỏa trước 2005. Nó còn được dùng trong thảm đệm, đồ nội thất bọc, gối, và thiết bị điện tử. Nó gây rối loạn sinh sản, nhiễu loạn hoocmon, tăng nguy cơ ung thư vú. Phụ nữ nhiễm PBDE cao giảm khả năng mang thai đến 50%. 3 dạng PBDE được dùng trong thương mại đã bị cấm hoàn toàn từ năm 2013. Để tránh, bạn nên mua sản phẩm sản xuất sau 2014, nếu sản phẩm trong nhà chứa chất này, nên dùng máy lọc HEPA.
11. Triclosan
Chất này được dùng trong sản phẩm nước rửa tay để ngăn vi khuẩn phát triển. Nhưng nó gây ra tình trạng kháng kháng sinh, tăng tế bào ung thư vú, có thể tiêu diệt tế bào não. Bạn nên tránh xà bông diệt khuẩn và các sản phẩm diệt khuẩn.
12. Nonylphenol
Cố gắng loại bỏ hoặc hạn chế càng nhiều càng tốt những sản phẩm có chứa hóa chất độc hại, bằng cách xem kĩ thành phần, kí hiệu trên bao bì, chỉ mua những sản phẩm chất lượng, được chứng minh là an toàn. Ngoài ra, tích cực thải độc để loại bỏ các độc tố do hóa chất tích tụ trong cơ thể là việc làm cần thiết để ngăn ngừa ung thư trong bối cảnh hiện nay.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.