Muốn giữ cho trái cây lâu héo, thối? Hay muốn kích cho chúng chín nhanh, có màu đẹp? Đây không còn là điều xa lạ đối với người buôn bán. Còn người tiêu dùng thì nghi hoặc, hoang mang về các loại hóa chất được tẩm ướp trong các loại trái cây là gì? Nó gây độc hại như thế nào đối với sức khỏe?... Dưới đây, PGS.TS. Vũ Đặng Hoàng - Bộ môn Hóa phân tích và Độc chất, Đại học Dược Hà Nội sẽ giúp độc giả hiểu rõ vấn đề này hơn.
“Tẩm” để tươi lâu
Các loại trái cây như lê, táo... mua về rồi để cả vài tháng trong điều kiện tự nhiên mà không bị héo, hư hỏng là hiện tượng rất thường gặp. Vậy làm thế nào mà chúng lại có thể tươi lâu đến vậy?
Theo PGS.TS. Vũ Đặng Hoàng, ethylen được coi là hormon thực vật thúc đẩy quá trình chín nhanh của trái cây sau khi thu hái. Muốn bảo quản được trái cây tươi lâu mà vẫn giữ được hương vị màu sắc, người ta phải sử dụng các hóa chất có khả năng kìm hãm quá trình sản sinh ethylen hoặc ngăn cản sự gắn kết của ethylen với thụ thể của nó. Ở các nước phát triển, các hóa chất loại này có thể được sử dụng trước khi thu hoạch như aminoethoxyvinyl-glycin (ReTrain) hoặc sau thu hoạch như 1-methylcyclopropen (EthylBloc). Theo phân loại, đây là các chất thuộc nhóm điều hòa sinh trưởng. Tuy nhiên, hiện chúng vẫn chưa được liệt kê trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cho phép ở Việt Nam. Chính vì vậy, hiện tượng trái cây được giữ tươi lâu, thậm chí là 4-6 tháng chỉ có thể do trái cây được tẩm ướp với các hóa chất cấm sử dụng như: thuốc diệt cỏ CO 2,4D, hóa chất có gốc clo. Đây là các chất giúp tiêu diệt các loại vi sinh vật bám vào trái cây. Nếu nhúng vào dung dịch các chất này, trái cây không những bảo quản được lâu hơn mà còn có vẻ ngoài cứng hơn, tươi hơn.
“Thúc” cho mau chín
Trái với việc cần giữ tươi lâu, thì một số loại trái cây lại được thúc chín ép hàng loạt, như: mít, sầu riêng... Khi được sử dụng hóa chất thúc chín thì các loại quả này cũng có mùi thơm, nhưng khi ăn thì thấy sượng và vị không ngọt.
PGS. Hoàng cho biết, dung dịch dùng để thúc chín ép trái cây có chứa carbendazim và tebuconazol. Đây là hai chất được dùng chủ yếu để trị nấm bệnh trên cây trồng. Muốn cho chuối, xoài, đu đủ... chín vàng đồng đều, căng mọng, màu sắc hấp dẫn hơn trái cây thông thường... thì chỉ cần một chút hóa chất “hoa quả thúc chín tố”. Hoạt chất trong “hoa quả thúc chín tố” chính là ethrel (ethephon). Đây là hợp chất photpho hữu cơ có trong danh mục thuốc điều hòa sinh trưởng ở Việt Nam nhưng chỉ được dùng để kích thích mủ cao su. Hoạt chất này cũng có trong thành phần của đất đèn (trước đây vẫn thường được sử dụng để dấm trái cây).
Tại Mỹ, chất này đã được Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) phân loại thuộc nhóm chất điều hòa tăng trưởng cho phép sử dụng với liều lượng thích hợp để dấm trái cây như cà chua, dâu, táo...
Lạm dụng hóa chất thúc chín ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
Hại gì khi lạm dụng hóa chất này?
PGS. Hoàng cho biết, các loại hóa chất vừa nêu trên đều không được sử dụng trong việc thúc chín hoặc ủ để tươi lâu cho trái cây, bởi nó gây độc hại không chỉ cho sức khỏe của người tiêu dùng mà còn gây hại cho môi trường.
Carbendazim phá hủy quá trình tháo nếp gấp của nhiễm sắc thể có thể gây ung thư và vô sinh. Tebuconazol cũng đã được FDA đưa vào danh sách các chất gây ung thư. Với cách quét trực tiếp ở dạng dung dịch đậm đặc lên cuống trái cây, các chất này chắc chắn sẽ vẫn còn dư lượng để gây ra ngộ độc mạn tính với người ăn. Căn cứ theo tiêu chuẩn Đài Loan, dư lượng carbendazim trên sầu riêng cho phép là 1mg/kg. Mặc dù dư lượng carbendazim trong phần cơm của sầu riêng có thể nằm dưới giới hạn cho phép nhưng điều này không có nghĩa là an toàn tuyệt đối với những người thường xuyên ăn sầu riêng do chất này có khả năng tích lũy dần trong cơ thể gây đột biến tế bào, phát triển khối u. Chất này cũng có thể khiến phụ nữ sinh con quái thai.
Việc dấm hoa quả bằng ethrel có thể được xem là an toàn nếu sử dụng ethrel có độ tinh khiết cao, theo đúng các chỉ dẫn về thời gian và liều lượng. Về mặt độc tính, chất này có thể gây cảm giác khát nước, khó nuốt, nôn mửa, ngứa rát ở miệng, cổ họng, mũi, xót da và mắt. Tuy nhiên, nó không được xếp vào nhóm các chất gây ung thư cho người. Căn cứ trên việc khảo sát dư lượng ethrel trong thực phẩm, Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ (US-EPA) đã quy định mức hấp thụ hàng ngày cho phép với ethrel là 0,05mg/kg thể trọng và liều lượng nền (liều lượng ước tính tiếp xúc của con người trong một ngày mà không xảy ra bất kỳ nguy cơ nào cho sức khỏe suốt cả đời) là 0,005mg/kg thể trọng/ngày.
Tuy nhiên, PGS. Hoàng cũng cảnh báo, việc bơm trực tiếp ethrel vào trái cây (như mít) cần phải được nghiêm cấm do nó có thể gây tồn dư cục bộ ethrel làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho người tiêu dùng. Nếu thường xuyên ăn phải trái cây có tiêm chất này, ethrel sẽ bị tích tụ, làm tổn thương gan, thận và có thể gây ra các bệnh nguy hiểm. Để hạn chế hấp thu dư lượng ethrel, trái cây trước khi ăn nên được gọt vỏ.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.