Trứng vịt lộn là món ăn bình dân, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Theo Đông y, trứng vịt lộn thưởng thức cùng với một gia vị khác được coi là bài thuốc hữu hiệu, chữa các chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể, đau đầu, yếu sinh lý...Trong đó, trứng vịt lộn có vai trò tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng.
Ở nước ta, khi thưởng thức trứng vịt lộn, người ta thường chọn rau răm. Bởi rau răm có tác dụng trừ hàn, tiêu thực, sáng mắt, ấm bụng, chống đầy hơi khó tiêu...Hơn nữa, rau răm có vị thơm, khi thưởng thức cùng trứng vịt lộn thì quả thật rất 'hài hòa'.
Ngoài ra, không thể không kể đến gừng tươi. Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hoá, mạnh tim, giải độc thức ăn, chống suy giảm tình dục…
Bàn về cách ăn trứng vịt lộn, có không ít người cho rằng không nên ăn quá nhiều trong 1 tuần và đặc biệt không nên ăn sáng hoàn toàn bằng trứng vịt lộn. Bởi chúng có thể có tác dụng ngược khiến chúng ta bị đầy bụng, khó tiêu hóa.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa HN) cho hay, trứng vịt lộn là 1 sản phẩm dinh dưỡng cao, mang tính hàn, dạng protein khó tiêu vì thế khi ăn nên chọn ăn với gừng.
Theo cách nói của Đông y, gừng mang tính nhiệt. Trứng vịt lộn mang tính hàn. Gừng có khả năng tăng cường tiêu hóa, kích thích tiêu hóa tốt hơn, chống đầy bụng. Và mỗi người không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn vào mỗi ngày. Đặc biệt chúng ta không nên ăn sáng hoàn toàn bằng trứng vịt lộn, bởi cơ thể khó dung nạp được hết dinh dưỡng. Vì thế, nên chọn ăn có chừng mực, vừa đủ.
Không chỉ riêng trứng vịt lộn, mà đối với những thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt vịt, thịt bò... chúng ta không nên ăn quá nhiều vào bữa sáng. Để đảm bảo một sức khỏe tốt, chúng ta nên kết hợp chúng với một lượng tinh bột vừa đủ. Đó được gọi là sự cân đối hài hòa lượng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, tùy theo khả năng dung nạp của từng người mà có cách điều chỉnh hợp lý. Với những người đầy bụng, khó tiêu chúng ta nên ăn vừa phải 2-3 quả/tuần. Nếu chúng ta ăn ngon lành, tiêu hóa tốt chúng ta vẫn có thể ăn thêm.
Khi nhiệt độ thời tiết giảm dần cũng là lúc cơ thể dễ mắc cảm lạnh. Vậy ngoài uống thuốc, cần ăn gì để cải thiện tình trạng này?
Thời điểm chúng ta ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu cho thấy, ăn đúng thời điểm sẽ có lợi cho sức khỏe và cải thiện quá trình trao đổi chất.
Vitamin D3 và K2 là hai loại vitamin quan trọng, thường được nhắc đến cùng nhau trong việc hỗ trợ sức khỏe xương, đặc biệt ở trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xoay quanh bộ đôi vi chất này.
Một số trẻ em gặp phải các cơn nín thở và khiến phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ lo lắng. Vậy cơn nín thở là gì, nó có nguy hiểm không và làm thế nào khi con bạn gặp phải cơn nín thở. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?
Vitamin D3 và vitamin K2 được coi là cặp đôi kết vitamin có tác dụng hiệp đồng tốt nhất trong số các cặp đôi vitamin. Vitamin D3 và vitamin K2 cùng nhau giúp vận chuyển canxi tới đúng vị trí trong cơ thể, từ đó hỗ trợ sức khỏe xương và sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên gần đây xuất hiện những hiểu lầm về bộ đôi vitamin này, vậy như thế nào là hiểu đúng? Hãy cùng tìm hiểu trong bộ infographic này.
Hàng năm, Ngày Đái tháo đường Thế giới được tổ chức vào ngày 14/11, là dịp để chúng ta cùng nhau nâng cao nhận thức về căn bệnh mạn tính này.
Trong suốt 30 năm qua, tỷ lệ ung thư đại tràng nói chung tại Mỹ đã giảm đều đặn. Tuy nhiên, một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện là tỷ lệ ung thư đại tràng ở người trưởng thành trẻ tuổi đã tăng mạnh trong cùng khoảng thời gian này mà không có nguyên nhân rõ rang.