Mang thai là một quá trình gian nan của người mẹ mà không phải ai cũng thấu hiểu được. Vậy trước khi có ý định mang thai, cả vợ lẫn chồng cần có sự chuẩn bị về sức khỏe, tài chính, tâm lý để đảm bảo tốt nhất cho sự chào đời của đứa trẻ.
Để có một thai nhi khoẻ mạnh, người chồng cần ăn uống đủ dưỡng chất và an toàn giúp cơ thể và tinh trùng được khỏe mạnh, như ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic, kẽm, vitamin C, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, thịt hải sản, trứng, bưởi, cam, chanh, nho… hạn chế thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
Tránh mặc đồ bó sát, ngồi quá lâu, ngâm mình trong bồn tắm hơi.
Nếu môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ... thì nên thay đổi công việc hoặc có biện pháp giảm thiểu tối đa rủi ro từ môi trường.
Chế độ làm việc thoải mái, thời gian nghỉ ngơi hợp lý tránh căng thẳng mệt mỏi.
Chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng vì cân nặng ở mức trung bình sẽ giúp dễ thụ thai hơn, không để béo phì quá mức. Nên đi kiểm tra răng, nếu chưa làm trong 6 tháng qua. Kiểm tra sức khoẻ để loại trừ khả năng miễn dịch rubella, thủy đậu, bệnh phụ khoa, chủng ngừa cúm, rubella...
Nên dành khoảng 30 phút tập thể dục hàng ngày. Cần bỏ rượu, cà phê, thuốc lá. Cà phê có thể làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ kích thích thần kinh, dễ dẫn đến sảy thai, chỉ nên dùng khoảng 200 mg mỗi ngày.
Người mẹ cũng cần giảm thiểu rủi ro từ môi trường làm việc và sinh hoạt.
Tránh tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, chất phóng xạ, các chất trong môi trường sống như chất tẩy rửa, dung môi, chì trong nước uống...
Tăng cường axit folic: Thiếu axit folic trong thời kì mang thai có thể khiến trẻ bị mắc dị tật ống thần kinh (nứt đốt sống, não úng thủy, sinh non, hở hàm ếch...). Việc bổ sung axit flic trước 3 tháng theo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi mang thai sẽ giảm được 93% nguy cơ gây dị tật ống thần kinh.
Tăng cường vitamin: Vitamin đóng vai trò rất quan trọng để bảo đảm có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Vitamin A có nhiều trong cà rốt, cà chua, gan cá biển, bí đỏ… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ, bảo vệ thai nhi và nhất là nuôi dưỡng cho con có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh. Vitamin C là dưỡng chất có nhiều trong các loại trái cây tươi, rau xanh giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, hấp thu sắt tốt hơn.
Tăng cường canxi: Là dưỡng chất cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe hệ xương của mẹ và hình thành xương, răng của trẻ nhỏ. Do đó, trước khi mang thai bạn nên bổ sung đầy đủ canxi để đảm bảo cho hệ xương thêm vững chắc, khỏe mạnh chuẩn bị cho thời kì mang thai sắp tới bởi nếu cơ thể mẹ thiếu canxi, thai nhi sẽ kém phát triển, còi xương, suy dinh dưỡng.
Bổ sung viên sắt: Sắt là thành phần chính sản sinh ra tế bào máu, thiếu máu do thiếu sắt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khi có thai, việc thiếu máu làm cho quá trình cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho thai nhi bị hạn chế, dễ dẫn đến ngạt thở và chết lưu thai nhi. Do đó hãy bổ sung sắt ngay từ những giai đoạn trước khi mang thai để phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Sắt có nhiều trong các thực phẩm như rau ngót, rau muống, cá biển, thịt nạc...
Tăng cường protein: Protein là dưỡng chất quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe của người chuẩn bị mang thai, tạo nền tảng tốt cho thai nhi hình thành và phát triển. Protein còn là chất xúc tác hết sức cần thiết cho quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn thuận lợi hơn, hiệu quả cao hơn. Protein có rất nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa,…
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.