18 nguyên nhân căng thẳng (stress) thường gặp
Khả năng thể chất và tinh thần tăng cao trong giai đoạn báo động do nồng độ cortisol và adrenaline tăng, cơ thể bạn sẽ ưu tiên chức năng não và cơ bắp hơn là tiêu hóa, chức năng sinh dục và miễn dịch. Điều này có thể rất hữu ích khi bạn chạy trốn khỏi thú dữ, nhưng nếu nó tiếp tục diễn biến mãn tính, cơ thể sẽ bị mất cân bằng các chức năng.
Có những thời điểm trong cuộc đời chúng ta dễ bị stress hơn cả. Điều quan trọng cần lưu ý là không chỉ sự kiện hoặc quá trình tạo ra căng thẳng, mà cách chúng ta tiếp nhận chúng cũng là một nguyên nhân. Trong khi chúng ta dễ dàng kiểm soát một vài tác nhân căng thẳng (giống như việc chứng ta tự chăm sóc bản thân, thái độ và niềm tin, chế độ ăn), số khác hầu như không thể chế ngự.
Điểm mấu chốt là chúng ta không thể loại trừ tất cả tác nhân căng thẳng ra khỏi cuộc sống nhưng chúng ta có thể kiểm soát cách phản ứng với những thứ mình không thể kiểm soát. Căng thẳng luôn luôn là một phần của cuộc sống thường ngày. Chúng ta học cách sống lành mạnh hơn, tăng khả năng phục hồi bằng việc điều chỉnh bản thân khi có thể.
Chính vì đó, hãy chú ý đặc biệt tới những thời điểm sau:
Một sự kiện lớn không thể lường trước trong cuộc sống
Có thể là người thân trong gia đình mất đi, một tai nạn hoặc chấn thương cấp tính hay bệnh tật cần phải kiểm soát chứ không phải lo sợ thái quá.
Chế độ ăn
Có nhiều cách để chế độ ăn có thể là tác nhân căng thẳng tiềm ẩn đối với cơ thể: Thừa đường, độc tố, cà phê, chất cồn, nhạy cảm và dị ứng thức ăn, hoặc thiếu chất.
Vấn đề sức khỏe mãn tính
Đặc biệt những vấn đề không thể dễ dàng giải quyết bằng thuốc hoặc phẫu thuật và kéo dài dai dẳng: bệnh mãn tính hoặc nhiễm trùng mãn tính.
Phơi nhiễm với độc tố ngoài môi trường
Các nhân tố có thể bắt nguồn từ nơi làm việc, nhà, nước ô nhiễm hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Tập thể dục
Tập thể dục quá nhiều hay quá ít đều là nguyên nhân gây stress tiềm ẩn.
Dị ứng với môi trường ảnh hưởng mãn tính đến hệ miễn dịch cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
Thiếu kiểm soát căng thẳng
Nếu bạn không có kĩ năng kiểm soát căng thẳng đúng cách, sự căng thẳng có thể phát sinh từ việc thiếu ngủ, thiếu thời gian nghỉ ngơi và thiếu chăm sóc bản thân.
Căng thẳng trong gia đình
Có thể là căng thẳng liên quan đến gia đình hay bạn bè thân thiết: căng thẳng hôn nhân, căng thẳng trong các mối quan hệ, cưới hoặc li dị, có thêm người trong gia đình, thay đổi trong gia đình, sự phức tạp trong mối quan hệ dâu/rể.
Các vấn đề tài chính
Có thể là bất kì căng thẳng liên quan đến tài chính: nợ, vỡ nợ khoản vay hoặc phá sản, thiếu nguồn lực tài chính.
Các vấn đề pháp lý
Có thể là bất kì các vấn đề từ vi phạm luật giao thông cho đến bị kiện cáo hoặc giam giữ.
Khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc
Cách bạn phản ứng với các tình huống trong cuộc sống hàng ngày có thể là một nguyên nhân sâu xa của căng thẳng.
Thay đổi lớn trong thói quen hàng ngày
Bất kì thay đổi lớn nào đối với thói quen hàng ngày, như bỏ thuốc hoặc thực hiện chế độ ăn mới.
Thuốc kê đơn hoặc không theo kê đơn
Tác dụng phụ của chúng có thể gây ra căng thẳng đáng kể.
Biến động về công việc
Thay đổi về tình trạng công việc bao gồm: nhận việc mới, thôi việc, thăng chức hoặc giáng chức, vấn đề với chủ/đồng nghiệp, thay đổi giờ làm việc.
Giáo dục
Thay đổi trong học tập bạn có thể gặp: bắt đầu kì học, kết thúc kì học, thay đổi nơi đào tạo.
Thay đổi điều kiện sống
Thay đổi nơi ở hoặc môi trường: di chuyển, tu sửa hay điều kiện sống thiếu ổn định.
Sợ hãi
Bất kì sự lo sợ hay quấy nhiễu hàng ngày nào can thiệp và cuộc sống hàng ngày sẽ là nguyên nhân căng thẳng mãn tính.
Thái độ và niềm tin
Cách bạn nhìn nhận thế giới (hoặc những “quy tắc” bạn theo đuổi) có thể là nguyên nhân gây căng thẳng đến cơ thể.
Thông tin thêm trong bài viết: 9 điều các chuyên gia trị liệu làm khi bị căng thẳng
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!