Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 động tác thư giãn cổ thích hợp cho dân văn phòng, học sinh

Vùng cổ gáy khỏe mạnh, không đau nhức là những gì chúng ta hay xem thường và không quan tâm đến – cho đến khi chúng ta bị đau hay sái cổ. Tỉ lệ người bị chứng đau cổ gáy đang tăng lên nhanh chóng do công việc bàn giấy và lối sống thời kì công nghệ. Việc nhìn chằm chằm vào màn hình ép vai bạn kéo ra và gồng lên, tạo thành tư thế gục đầu. Việc này khiến cổ kéo ra quá mức và ngực sẽ bị co vào qua thời gian. Để ngăn ngừa đau cổ xảy ra hoặc giảm căng cơ khi bạn đã đau rồi, hãy thử những động tác dưới đây.

"Cánh gà"

 

Đứng với hai chân rộng bằng hông, hai tay để hai bên. Đưa hai tay ra sau lưng, tay phải nắm lấy cổ tay trái, nhẹ nhàng kéo tay trái về vùng lưng dưới bên phải. Để tăng độ giãn, từ từ nghiêng đầu về bên phải. Giữ ở tư thế này 30 giây rồi đổi bên. Tư thế này giúp cổ giãn sâu ở hai bên.

Tư thế góc tường

 

Đứng gần góc phòng, quay mặt vào, hai chân khép vào nhau. Đặt hai cẳng tay và lòng bàn tay lên tường và khuỷu tay cao bằng vai. Ngả dần dần về phía trước cho đến khi thấy cơ giãn ra. Giữ ở đây 30 giây, lặp lại 2 đến 3 lần. Đây là động tác thư giãn tốt cho ngực và lưng trên, nhưng nên điều chỉnh hoặc tránh hoàn toàn nếu bạn có tiền sử trật khớp và hoặc có vấn đề về xoay vai.

Giãn cơ nâng bả vai

 

Bắt đầu với khuỷu tay phải đặt lên tường, nâng lên cao hơn vai một chút. Lòng bàn tay nên áp sát tường và cao trên đầu; tư thế này giúp kéo dài cơ  nâng bả vai. Tiếp theo, quay đầu về phía trái, hạ cằm về phía vai trái. Giữ tư thế này 30 giây, lặp lại 2 đến 3 lần hằng ngày. Cơ nâng bả vai là một trong những tác nhân của chứng đau cổ và chữa trị không dễ dàng. Cách tốt nhất là tránh đau vùng này ngay từ ban đầu bằng những động tác như này.

Giãn cổ đứng

 

Đứng với hai chân rộng bằng hông, hai đầu gối hơi trùng, tay phải cầm một vật nhẹ (một quả tạ nhỏ hay một lon sữa) và nghiêng đầu về bên trái, hạ dần về phía vai. Để tăng độ giãn, gập cằm xuống dưới một chút. Giữ ở đây 10 đến 20 giây và lặp lại với bên kia. Động tác đơn giản này sẽ giãn những cơ chủ yếu góp phần gây nhức cổ.

Giãn cổ thụ động

 

Nằm ngửa và đặt một khăn bông cuộn lại dưới gáy. Ngửa cổ lên, trọng lượng của đầu sẽ giúp kéo dãn phần trước cổ. Đây là tư thế giãn đối kháng rất tốt nếu bạn làm việc với máy tính hoặc dùng nhiều smartphone. Động tác này giúp thư giãn cơ bậc thang – nhóm cơ nhỏ chạy hai bên cổ, cơ này sẽ căng khi bạn cười.

Xoay mũi

Ngồi hoặc đứng ở vị trí thoải mái, vươn cổ, hạ vai, cằm ở vị trí bình thường không thấp hoặc cao. Hạ cằm xuống ngực, từ từ quay sang trái. Tập trung nhìn vào đầu mũi, dùng mũi xoay 10 vòng nhỏ theo một hướng, lặp lại 10 vòng hướng khác. Không xoay vòng quá lớn để mũi hướng lên trần nhà. Xoay nhẹ và chầm chậm. Khi hoàn thành, đưa đầu về trung tâm và lặp lại với bên phải.

Xoay cổ

Hít một hơi thật sâu và khi thở ra, nhẹ nhàng xoay đầu nhìn qua vai phải. Lần hít thở tiếp theo, xoay đầu về trung tâm. Khi thở ra, xoay đầu nhìn qua vai trái. Khi thở vào lại quay trở về trung tâm. Đây là một vòng; lặp lại 3 đến 4 vòng. Bài tập này giúp trả cổ về biên độ chuyển động tự nhiên.

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

Xem thêm