Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc nào tăng nguy cơ mắc bệnh gút?

Việc sử dụng một số loại thuốc có thể gây bệnh gút (gout) thứ phát hay làm nặng thêm bệnh gút sẵn có. Vì vậy, song song với việc dùng các thuốc này, người bệnh cần đề phòng các triệu chứng viêm khớp do gút.

Gút là một bệnh khớp gây ra bởi tăng acid uric máu và lắng đọng các tinh thể urat trong khớp gây các đợt viêm khớp cấp tính. Bệnh thường gặp ở nam giới có cơ thể khỏe mạnh, mập mạp, tuổi từ 35 đến 45. Viêm khớp cấp tính do gút nổi bật với các triệu chứng khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt, xuất phát thường là từ các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón cái bàn chân. Cơn gút cấp gây sưng nóng đỏ đau dữ dội, khiến cho bệnh nhân đau đớn và không thể đi lại được bình thường. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run...

Trên thực tế, rất nhiều người hiểu nhầm chứng tăng acid uric máu là bệnh gút và dùng thuốc điều trị gút. Vì vậy, cần phân biệt thế nào là chứng tăng acid uric và thế nào là bệnh gút? Trường hợp acid uric trong máu rất cao do nó được tạo ra nhiều mà thải ra ít thì người ta gọi là tăng acid uric máu chứ không gọi là bệnh gút. Chỉ coi là có bệnh gút khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác. Thuốc để điều trị những cơn viêm khớp do gút khác với điều trị tăng acid uric trong máu.

Loại thuốc làm tăng nguy cơ hoặc nặng hơn bệnh gút

Thuốc corticoid: Các cơn đau dữ dội trong bệnh khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp...) khiến bệnh nhân đứng ngồi không yên và thường tìm kiếm sử dụng một loại thuốc cổ điển - đó là các thuốc corticoid. Thậm chí nhiều bệnh nhân còn dùng đồng thời thuốc Đông y trong đó đã bị trộn cả thuốc chứa corticoid mà không hay biết. Việc bệnh nhân tự điều trị bệnh khớp bằng các thuốc chứa corticoid như prednisolon, dexamethason... trở nên đáng báo động, vì corticoid là “dao hai lưỡi” rất sắc. Thuốc chứa corticoid có thể làm giảm nhanh chóng các triệu chứng đau khớp nhưng về lâu dài lại gây ra rất nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, đái tháo đường và gút... Nguyên nhân gây gút của corticoid là do thuốc cạnh tranh thải tiết với acid uric ở ống thận do vậy làm giảm bài tiết acid uric khiến nồng độ acid uric tăng cao trong máu, quá ngưỡng hòa tan của acid uric trong máu, làm các tinh thể muối urat kết tủa trong khớp gây ra cơn gút cấp. Chính vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh khớp không được lạm dụng thuốc chứa corticoid. Một điều cần chú ý nữa là thậm chí tiêm corticoid nội khớp cũng có thể gây viêm màng hoạt dịch khớp cấp tính. Phản ứng viêm có thể xuất hiện sau tiêm từ 2-24 giờ. Dịch khớp nhiều bạch cầu, thậm chí có dạng mủ, chứa nhiều vi tinh thể của thuốc nằm trong và ngoài tế bào.

Người bệnh gút dùng thuốc cần đề phòng các yếu tố nguy cơ khiến bệnh nặng hơn.

Aspirin: Là loại thuốc kinh điển (được phát minh từ hơn 100 năm nay) thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid. Suốt nửa thế kỷ đầu tiên kể từ khi đưa vào sử dụng, aspirin luôn được dùng rộng rãi trong điều trị viêm khớp, dù có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày tá tràng và xuất huyết tiêu hóa. Tuy nhiên, kể từ khi những thuốc chống viêm không sterroid khác hiệu quả và an toàn hơn ra đời thì aspirin ngày càng ít được sử dụng như thuốc chống viêm khớp. Ngày nay, aspirin liều thấp lại được khuyến cáo sử dụng chống ngưng kết tập tiểu cầu, dự phòng các biến chứng tắc mạch do huyết khối, cũng như vẫn còn được sử dụng như là thuốc hạ sốt, giảm đau. Tuy nhiên, dùng aspirin liều thấp (ít hơn 2g/ngày) cũng là nguyên nhân của bệnh gút thứ phát, liều cao trên 2g/ngày lại tăng thải acid uric qua thận dẫn đến giảm acid uric máu.

Thuốc lợi tiểu: Bao gồm các thuốc nhóm tác dụng lên quai thận (ethacrynic acid, furosemide...), nhóm thiazide (bendroflumethiazide, chlorthalodone, hydrochlorothiazide...), nhóm giữ K+ (amiloride, spironolactone, triamterene)...

Thuốc lợi tiểu là thuốc cần thiết cho bệnh nhân tim mạch như: suy tim, tăng huyết áp; bệnh thận (viêm cầu thận, suy thận)... Các thuốc lợi tiểu được chỉ định dùng trong điều trị phù do suy tim, xơ gan, suy thận cấp hay mạn tính, hội chứng thận hư... được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp. Tất cả các thuốc lợi tiểu (trừ spironolacton là không ảnh hưởng đến thải trừ acid uric) đều có khả năng làm tăng acid uric máu dẫn đến bệnh gút do làm giảm thải tiết acid uric qua ống thận. Vì vậy, người bệnh phải dùng thuốc lợi tiểu cần theo dõi nồng độ acid uric máu hoặc dấu hiệu cơn gút cấp có thể xảy ra thì phải giảm liều thuốc lợi tiểu. Cần nhớ việc giảm liều thuốc do bác sĩ chỉ định khi tình trạng lâm sàng của bệnh nhân đáp ứng.

Thuốc chống lao: Các thuốc được chỉ định trong phác đồ thuốc điều trị bệnh lao hiện nay (thường phải kết hợp nhiều thuốc như streptomycin, rifampicin, isoniazid, ethambutol, pyrazinamid...) là một trong các thủ phạm chính gây tăng acid uric máu và có thể dẫn đến bệnh gút. Cụ thể, pyrazinamid gây tăng cao acid uric, có thể khởi động cơn gút cấp sau vài tuần dùng thuốc, ethambutol làm xuất hiện các các cơn gút cấp do làm giảm thải tiết acid uric niệu. Tuy nhiên, phản ứng tăng acid uric lại chứng tỏ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc trị lao và không cần dùng thuốc hạ acid uric máu nếu chưa xảy ra cơn gút cấp. Việc dùng thuốc điều trị lao là vô cùng cần thiết, nên người bệnh không được tự ý bỏ thuốc ngay cả khi có cơn đau khớp do bệnh gút cấp.

Các thuốc khác: Một số thuốc có tiềm năng gây gút thứ phát như omeprazol,  các thuốc hóa trị điều trị ung thư, đặc biệt ung thư máu dòng tủy cũng làm gia tăng phá hủy tế bào, tăng sản xuất ra acid uric và do đó có thể gây nên cơn gút cấp tính.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Người bệnh gút cần tránh sử dụng các loại thuốc làm tăng acid uric máu như nói trên. Để tránh trường hợp bệnh gút thêm trầm trọng thì nên dùng các loại thuốc khác thay thế. Nếu bắt buộc phải sử dụng thì cần dùng liều tối thiểu, thời gian ngắn nhất có thể. Cần phải theo dõi chặt chẽ nồng độ acid uric máu và dự phòng tái phát cơn gút cấp bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện... cũng như dùng thuốc. Các thuốc có thể gây bệnh gút cũng là những thuốc quan trọng trong điều trị bệnh lý sẵn có, vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, không tự ý bỏ thuốc điều trị vì sợ đau do bệnh gút. Khi có dấu hiệu bệnh gút thì nên trao đổi với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí.
DS. Trần Minh Thành - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 10/06/2023

    Mệt mỏi có phải là triệu chứng của ung thư?

    Mệt mỏi có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư? Lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đều đã trải qua sự mệt mỏi. Đối với hầu hết tất cả mọi người, mệt mỏi là cảm giác tạm thời, thường do căng thẳng, bệnh tật hoặc kiệt sức gây ra.

  • 10/06/2023

    Làm thế nào để giảm đau răng vào ban đêm?

    Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về 9 biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đau răng vào ban đêm.

  • 10/06/2023

    Ngộ độc thực phẩm khi mang thai

    Khi mang thai, người phụ nữ có thể gặp các triệu chứng phổ biến như nôn và buồn nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể xảy ra do ngộ độc thực phẩm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu những triệu chứng xảy ra có phải do thực phẩm hay không? Và sau khi nhiễm bệnh, bạn cần làm gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

  • 09/06/2023

    Dị ứng thời tiết gây đau, ngứa mắt, cách xử lý và phòng tránh?

    Dị ứng thời tiết là bệnh lý có thể gặp quanh năm, đặc biệt là ở các thời điểm giao mùa hay khi trời chuyển lạnh. Khi bị dị ứng thời tiết, ngoài những biểu hiện như hắt hơi, ho, viêm mũi dị ứng hoặc ngứa ngáy trên da, người bệnh còn có thể bị đau, ngứa mắt. Triệu chứng đau, ngứa mắt khi dị ứng thời tiết này còn được gọi là viêm kết mạc dị ứng.

  • 09/06/2023

    Giảm rạn da bằng cách nào?

    Nghiên cứu cho biết rằng không có thành phần bí mật nào có thể chữa khỏi các vết rạn da, ít nhất là hiện tại thì chưa. Nhưng một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn da và giúp chúng mờ đi nhanh hơn.

  • 09/06/2023

    Mẹo ăn uống giúp ngăn ngừa sỏi thận

    Sỏi thận gây nhiều đau đớn cho người mắc, việc áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý là điều rất quan trọng giúp ngăn ngừa sỏi tiếp tục hình thành và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Sau đây là một số mẹo nhỏ trong ăn uống cho bạn.

  • 09/06/2023

    Vì sao nhiễm trùng đường tiết niệu gia tăng trong mùa Hè?

    Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) là một bệnh nhiễm trùng ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thời tiết mùa Hè khiến nguy cơ nhiễm trùng tiểu tăng lên.

  • 09/06/2023

    5 thói quen có hại với "cửa sổ tâm hồn"

    Đôi mắt được xem là "cửa sổ tâm hồn", nhưng một số thói quen nhỏ hàng ngày của bạn lại có thể gây hại đến chúng. Mắt không được chăm sóc đúng cách cũng sẽ dễ gặp các bệnh lý, suy giảm thị lực.

Xem thêm