Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Duy trì cơ bắp khỏe mạnh ở người lớn tuổi

Chứng mất cơ rất phổ biến ở người lớn tuổi. Nhưng bạn có thể ngăn ngừa được việc đó! Hãy cùng Báo Sức khỏe & Đời sống tìm hiểu xem dinh dưỡng, chế độ tập luyện và một điều chỉnh nhỏ trong lối sống có thể giúp người lớn tuổi duy trì và tăng cường sức khỏe như thế nào.

Chứng mất cơ có thể bắt đầu ngay từ tuổi 40, làm suy giảm năng lượng và sự linh hoạt của cơ thể cũng như tăng nguy cơ ngã, ốm đau và làm cho sức khỏe giảm sút. Theo tiến sĩ Suzette Pereira, nhà nghiên cứu chuyên về sức khỏe cơ bắp tại Abbott, tình trạng trên đều có thể gây nên những khuyết tật về sau này.

Khi cơ thể già đi, các thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến việc kiến tạo cơ và lưu trữ cơ, trong hầu hết các trường hợp chứng mất cơ có liên quan đến chế độ dinh dưỡng nghèo nàn cũng như lối sống ít vận động - ít tập luyện, do nằm viện hay các vấn đề sức khỏe khác, bà Pereira cho biết. Trên thực tế, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nội tiết và Chuyển hóa lâm sàng (Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism) cho thấy những người trưởng thành khỏe mạnh sẽ mất 2% khối lượng nạc ở chân nếu không hoạt động trong vòng 28 ngày. Trong khi đó, một nghiên cứu khác chỉ ra rằng bệnh nhân lớn tuổi mất 10% khối lượng nạc ở chân chỉ trong 10 ngày.

Theo bà Pereira, “lão hóa là quá trình tự nhiên, nhưng chứng mất cơ thì không”.

 

Dưới đây là 4 bí quyết để duy trì khối và sức cơ ở bất kỳ độ tuổi nào:

1. Ăn thêm chất đạm

Tất cả các khối cơ trong cơ thể đều được cấu tạo từ chất đạm. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí của Đại học Dinh dưỡng Hoa Kỳ (The Journal of the American College of Nutrition), khi bạn già đi, cơ thể chuyển hóa chất đạm kém hiệu quả hơn, do vậy bạn sẽ cần nạp nhiều chất đạm hơn so với trước để kiến tạo nên khối cơ. Nên kết hợp vào bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ hàng ngày các loại thực phẩm giàu đạm như cá, thịt nạc, trứng, hạt quinoa, các loại đậu và thức uống bổ sung chất đạm. Và hãy chú ý tới lượng Vitamin D trong cơ thể. Lượng Vitamin D thấp có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cơ bắp.

2. Tăng thêm khối lượng luyện tập

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, lối sống ít vận động là nguyên nhân gây mất cơ và việc rèn luyện sức khỏe chính là giải pháp. Mỗi lần bạn nâng, ấn hay kéo một vật nặng, bạn tạo ra một vết rách cực nhỏ trong các cơ. Cơ thể bạn lúc đó phản ứng bằng cách đưa ra những dấu hiệu để chữa lành vết rách trên các cơ và cứ tiếp tục như thế. Kết quả là: khi bạn tập luyện thường xuyên, cùng với những công việc hàng ngày, khối cơ và sức cơ sẽ được cải thiện.

3. Tập Aerobic

Một đánh giá xuất bản trên tạp chí Tác động lâm sàng lên quá trình Lão hóa (Clinical Interventions on Aging) năm 2010 cho thấy tuy không làm cho bạn trông nở nang hơn, các bài tập aerobic có thể cho cơ thể bạn săn chắc và trái tim khỏe mạnh qua thời gian. Tiến sĩ Pereira cũng khuyến khích tập các bài tập aerobic - như bơi lội, đi bộ, chạy bộ hay thậm chí là làm vườn trong vòng 30 - 60 phút, vài lần mỗi tuần để giữ cho các cơ được săn chắc.

4. Tăng lượng tiêu thụ HMB

Bạn có thể chưa từng nghe nói đến HMB - Beta-hydroxy-beta-methylbutyrate, nhưng nó là một hợp chất rất cần thiết cho sức khỏe cơ. Cơ thể bạn sản xuất ra HMB khi chuyển hóa leucine, một axit amin có trong các thực phẩm giàu đạm. HMB cũng được sản sinh một cách tự nhiên từ các thực phẩm như quả bơ, nho và cá da trơn. HMB đưa ra tín hiệu cho cơ thể bảo vệ các tế bào cơ hiện tại, đặc biệt khi cơ thể bạn bị căng thẳng, có thể gây mất cơ. Nó cũng thúc đẩy sự phát triển thêm các khối cơ và giúp tăng khả năng phục hồi cơ sau loạt các bài tập aerobic dài và khó nhọc. HMB rất quan trọng, trong một nghiên cứu năm 2013, các nhà nghiên cứu của Abbott đã chỉ ra rằng bổ sung HMB có thể giúp người lớn tuổi ngăn ngừa chứng mất cơ mặc dù phải nằm nghỉ trên giường tới 10 ngày. Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Lão khoa thực nghiệm (Experimental Gerontology) cho thấy việc bổ sung HMB đồng thời với huấn luyện sức đề kháng sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe cơ cho bệnh nhân.

Dinh dưỡng đúng chính là nền tảng cho sức khỏe tốt, là điều kiện tiên quyết để mọi người ở mọi độ tuổi có thể có cuộc sống trọn vẹn nhất. Chuyên mục “Dinh dưỡng cho cuộc sống trọn vẹn” do Báo Sức khỏe & Đời sống thực hiện sẽ giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất về dinh dưỡng, những kiến thức hữu ích về thực hành dinh dưỡng trong cuộc sống và điều trị bệnh, bao gồm các chủ đề dinh dưỡng cho phụ nữ; bà mẹ và trẻ em; dinh dưỡng cho người lớn tuổi và người bệnh; dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe.
THANH THỦY - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm