78% thuốc kháng sinh chữa viêm họng không có ý nghĩa trong điều trị chính là thông tin được Hội Bác sĩ gia đình TP.HCM công bố mới đây. Theo đó, các bác sĩ của Hội khẳng định thuốc kháng sinh được sử dụng để chữa trị các bệnh do vi khuẩn gây nên. Còn nguyên nhân gây viêm họng đa phần là do vi-rút gây bệnh.
Do đó, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng là việc làm không cần thiết, vô tác dụng, thậm chí làm bệnh có diễn tiến phức tạp, nặng nề hơn. Đây chính là một trong những hành vi lạm dụng kháng sinh, khiến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trở nên khó lường.
Hội Bác sĩ gia đình TP.HCM cũng khẳng định, tình trạng gia tăng kháng sinh hiện nay ngoài những lý do như tự ý mua thuốc, không nghe theo chỉ định của bác sĩ… còn có nguyên nhân đáng sợ hơn là do bác sĩ chỉ định không đúng, bệnh không cần kháng sinh mà lại cho sử dụng kháng sinh hoặc không cho đúng loại kháng sinh cần thiết.
Có thể nói, tình trạng tự ý mua thuốc, tự ý kê đơn có thuốc kháng sinh trong điều trị viêm họng cũng như nhiều loại bệnh khác rất phổ biến. Gần 80% hành động này không cần thiết, thậm chí còn gây tác dụng phụ như tạo ra vi khuẩn nhờn thuốc, kháng kháng sinh. Đáng tiếc là hiện nay, hầu như cứ thấy ho, sốt, viêm họng, mọi người lại chạy ngay ra hàng thuốc và mua vài liều để uống với mong muốn khỏi càng sớm càng tốt.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), khi sử dụng kháng sinh cần phụ thuốc vào bệnh nặng hay nhẹ, cần dùng kháng sinh hay không cần, thời gian dùng bao lâu, uống hay bôi. Để đưa ra một loại thuốc kháng sinh đúng chỉ định, một bác sĩ học kháng sinh mất thời gian rất lâu, chưa kể bác sĩ khám bệnh phải rất có kinh nghiệm phát hiện mức độ bệnh nặng nhẹ, vi khuẩn nào gây bệnh mới kê đơn kháng sinh. Tóm lại, dù là bác sĩ nhưng để kê đơn không dễ chút nào.
Nếu bạn chỉ bị viêm họng cấp do vi-rút thì không cần và không nên dùng kháng sinh vì hành động này không có tác dụng gì cả. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với tác nhân gây viêm họng là vi khuẩn. Tuy nhiên, trong thực tế, viêm họng chủ yếu là do vi-rút như adeno, rhino, vi-rút hợp bào đường thở, cúm, sởi... lại chiếm đến 80%. Các trường hợp bị viêm họng nghiêm trọng hơn là do vi khuẩn có dạng diễn biến phức tạp hơn.
Điều đó cho thấy, hầu như chúng ta chỉ mới đau họng, viêm họng nhẹ đã cần đến sự trợ giúp của kháng sinh. Đó chính là sai lầm cực lớn của mỗi người khi bị viêm họng mà giới chuyên gia mới đây vạch ra.
Thay vì dùng kháng sinh để chữa viêm họng, bạn hoàn toàn có thể tìm đến những phương thuốc tự nhiên, có sẵn trong nhà để chấm dứt tình trạng này mà không phải uống một viên thuốc nào. Dưới đây là một số gợi ý khi bị viêm họng, tránh lạm dụng kháng sinh:
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), mật ong vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh: tâm, tì, phế, vị, đại tràng. Mật ong có khả năng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh. Để làm dịu cổ họng bị đau, chỉ cần trộn 1-2 thìa mật ong vào một cốc nước nóng và uống. Lưu ý là bạn phải sử dụng mật ong nguyên chất để tránh bị ngộ độc.
Theo kinh nghiệm dân gian, bạn nên pha một cốc nước muối ấm để súc miệng khi bị đau họng. Muối có tác dụng hút nước ra từ màng tế bào, có hiệu quả giảm sưng và viêm, đau họng tạm thời. Vì vậy, hãy súc miệng bằng nước muối hàng ngày.
Trà xanh chứa 20% tannin có khả năng sát khuẩn mạnh. Trong trà xanh còn có vitamin P, rất hiệu quả trong điều trị các bệnh herpes gây viêm loét họng và miệng. Do đó, uống trà xanh còn ấm đều đặn mỗi ngày sẽ giúp họng bạn dịu đi và dần sẽ khỏi bệnh.
Dấm táo có hàm lượng axit cao làm giảm độ pH của các mô, loại bỏ các vi khuẩn gây viêm họng. Đây là nguồn cung cấp insulin prebiotic dồi dào, thúc đẩy khả năng miễn dịch bằng cách tăng số lượng tế bào T và các tế bào máu trắng. Bạn có thể pha loãng dấm táo với mật ong, hoặc pha dấm táo với nước chanh, mật ong, hoặc hòa dấm táo với nước ấm, một chút muối và uống để chữa viêm họng.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, tỏi có vị nóng, tính cay. Khi ăn vào cơ thể, tỏi phát huy các tác dụng phổ biến là sát khuẩn, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, tiêu hạch cổ…
Theo Tây y, tỏi có chứa allicin, một kháng sinh rất mạnh, giúp tiêu diệt virútvà vi khuẩn. Do đó, bạn có thể ngậm tỏi mỗi ngày 5-10 phút cũng sẽ giúp loại trừ vi-rút gây viêm họng.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.