Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 vấn đề sức khỏe do amidan là thủ phạm

Amiđan là hai khối tròn nhô lên ở đằng sau họng. Các vấn đề đối với amiđan khá phổ biến. Gần 300.000 người trên 15 tuổi cắt amiđan hằng năm, theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Phẫu thuật đầu và cổ - Tai mũi họng JAMA. Dưới đây là những điều bạn cần biết về amiđan – và điều nên làm nếu chúng gây ra vấn đề.

Amiđan là gì

Amidan là một phần trong hệ bạch huyết, giúp đối phó với nhiễm khuẩn. Vì chúng nằm ở phía sau họng, amidan thường là hàng rào đầu tiên phòng vệ mầm bệnh chẳng hạn virut và vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua mũi hoặc miệng. Tính chất của amidan có thể khiến ‘bẫy’ và ngừa vi khuẩn xâm nhập sâu vào cơ thể cũng như báo động hệ miễn dịch để sản xinh kháng thể khi có tác nhân xâm nhập.

Nhưng khi amidan làm việc quá sức, chúng cũng sẽ bị nhiễm khuẩn, gây sưng và khó chịu. Đó là bệnh viêm amidan thường do dị ứng, vi khuẩn hoặc virut như streptococcus hoặc Epstein-Barr, bạn sẽ cảm nhận thấy vấn đề vì đằng sau họng đau và rát. Tuy nhiên, amidan cũng có thể tham gia vào một số vấn đề sức khỏe, trong đó có những vấn đề sau:

1. Hơi thở hôi

Theo kết quả của Viện y khoa Hoa Kỳ, một nửa dân số thế giới bị bệnh hôi miệng. Trong khi 90% các trường hợp do các vấn đề từ răng miệng như vệ sinh kém hoặc lưu chuyển nước bọt, có khả năng hơi thở hôi do sỏi amidan, còn gọi là viêm amidan. Sỏi amidan hình thành khi những mảnh vụn mắc lại ở amidan bị canxi hóa. Amiđan có đầy ngõ ngách để vi khuẩn, tế bào chết, và chất nhầy tắc lại. Những vật liệu mắc lại sau đó hình thành các mảnh vụn, tích tụ lại thành các vật chất trắng. Viêm amidan thường chứa các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi dẫn đến hơi thở hôi. Cách điều trị là gì? Vệ sinh răng miệng tốt chẳng hạn chải răng và súc miệng với chất khử trùng có thể giúp đánh bật các mảnh vụn bị mắc kẹt.

 

2. Đau khi nuốt

Trong khi sỏi amidan thường nhỏ và không gây ra khó chịu, khi quá trình canxi hóa làm chúng trở nên lớn, chúng thường gây đau khi nuốt. Chúng như viên sỏi cứng, đóng vai trò như vật ngoại lai và gây ra khó chịu cục bộ. Khi bạn nuốt, cảm giác như bị châm đinh vào họng. Nếu bạn có triệu chứng như vậy và không bị dị ứng hay bị virus, có thể bạn có sỏi amidan lớn. Đôi khi bạn có thể tự làm bật sỏi amidan bằng cách súc miệng mạnh nước muối hoặc thậm chí là ho. Tuy nhiên, viêm amidan to có thể cần đến khám chuyên gia tai mũi họng để thảo luận các lựa chọn cắt bỏ.

3. Ngáy

Theo Viện tai mũi họng Hoa Kỳ, amidan to có thể là nguyên nhân gây ngáy. Khi đó, kích cỡ amidan can thiệp vào lưu thông khí. Mặc dù ngáy có thể phiền phức, nó không hẳn là triệu chứng có hại. (trừ khi bạn cần phải ngủ 8 tiếng) và trừ khi nó đi kèm với hội chứng ngưng thờ khi ngủ.

Trong khi amidan to thường gây ngáy ở trẻ em, 4 trên 100 nam trung niên và 2 trên 100 nữ trung niên bị ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ có thể do amidan to. Amidan to có thể do tình trạng bẩm sinh hoặc nhiễm khuẩn tái phát hay các yếu tố khác. Nếu triệu chứng nặng, nên cắt bỏ amidan. Đó là phương án cuối cùng nhưng là cách điều trị phổ biến nhất của ngáy vì mọi người sẽ không muốn thở bằng thiết bị xâm nhập (C-PAP) mọi đêm để giữ đường thở mở.

Vậy có nên cắt amidan?

Phẫu thuật cắt amidan là một thủ thuật tiêu chuẩn được thực hiện bởi bác sĩ tai mũi họng và thường bao gồm phần vòm họng – miếng mô ở phía sau khoang mũi và liên quan đến amidan. Nhưng tỉ lệ phẫu thuật cắt amidan đang giảm.

Trng khi một số nghiên cứu cho thấy lợi ích khiêm tốn của phẫu thuật đối với trẻ bị các vấn đề amidan tái phát, phẫu thuật cho thấy kết quả không giống nhau ở người lớn. Phẫu thuật cắt amidan nên là lựa chọn điều trị cuối cùng vì có thể có biến chứng khi phẫu thuật. Thêm vào đó, phẫu thuật không phải lúc nào cũng là giải pháp đảm bảo cho vấn đề sức khỏe. Nếu bạn đang có vấn đề về amidan. Hãy tìm đến bác sĩ tai mũi họng được chứng nhận và sẵn sàng đưa ra lựa chọn điều trị không phẫu thuật đầu tiên.

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Womenshealthmag
Bình luận
Tin mới
  • 30/05/2023

    Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

    Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến cổ họng và amidan. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và biện pháp phòng bệnh qua bài viết sau đây.

  • 30/05/2023

    Có nên bổ sung vitamin khi đói?

    Uống vitamin vào buổi sáng có thể là một cách tốt để duy trì thói quen uống thuốc, nhưng dùng vitamin khi bụng đói có thể có một số nhược điểm. Đọc bài viết sau để biết cách mà bạn có thể tối đa hóa lượng vitamin của mình và tránh bị đau bụng.

  • 30/05/2023

    Thói quen vừa tắm vừa đánh răng có tốt không?

    Đánh răng khi tắm có thể giúp bạn tiết kiệm được vài phút trong chu trình vệ sinh cá nhân hàng ngày. Nhưng liệu đây có phải là ý tưởng tốt nhất mang lại hiệu quả vệ sinh cho bạn?

  • 29/05/2023

    Phân biệt dịch tiết âm đạo và rò rỉ nước tiểu

    Nước tiểu thường có màu vàng và lượng thường khá nhiều so với dịch tiết âm đạo. Bên cạnh đó, dịch tiết âm đạo ra thường có màu trắng và đặc hơn so với nước tiểu. Tiết dịch âm đạo quá nhiều và rò rỉ nước tiểu có nguyên nhân cơ bản khác nhau và bạn sẽ cần được thăm khám để chẩn đoán, cũng như điều trị sớm.

  • 29/05/2023

    Ung thư cổ tử cung tế bào nhỏ

    Đọc bài viết sau để khám phá thêm về ung thư cổ tử cung tế bảo nhỏ. Bài viết này sẽ đề cập đến các triệu chứng, yếu tố rủi ro cũng như cách chẩn đoán và điều trị bệnh.

  • 29/05/2023

    Nguyên nhân phát ban hình tròn

    Nguyên nhân gây phát ban hình tròn có thể do các vấn đề về da. Thông thường, người ta nghi ngờ phát ban hình tròn có thể là bệnh hắc lào (một tình trạng nấm da), nhưng phát ban có thể có hình dạng như hắc lào nhưng lại có một số đặc điểm khác biệt.

  • 28/05/2023

    Các loại chấn thương khi sinh

    Cùng tìm hiểu chấn thương khi sinh là gì và cần làm gì để đối phó với bệnh này qua bài viết sau đây.

  • 28/05/2023

    Thuốc làm tăng lượng đường máu

    Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn phổ biến có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Mỗi loại thuốc có thể làm tăng đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.

Xem thêm