Có rất nhiều người mỗi khi mũi khó chịu là dùng thuốc nhỏ mũi, dẫn đến thói quen mũi sẽ nhờn thuốc, phải phụ thuộc vào nó. Khi dùng nhiều mũi sẽ mất chức năng co giãn và luôn cảm giác như bị nghẹt. Vì vậy, bên cạnh sự tư vấn của bác sĩ, người bệnh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản dưới đây:
Bạn nên chọn đúng loại thuốc phù hợp với triệu chứng bị “ốm” của mũi, hợp với từng lứa tuổi để bệnh nhanh khỏi:
Với trẻ nhỏ: nên dùng nước muối sinh lý có tác dụng rửa mũi, làm cho dịch mũi loãng ra và giúp niêm mạc mũi trở lại bình thường. Nhỏ 4-5 giọt vào một bên mũi, 2-4 lần một ngày. Không bóp quá mạnh vì nước vào mũi dễ bị sặc. Loại này không gây hại gì, có thể dùng lâu dài.
Trẻ bị cúm, lên sởi: dùng Clorocide 0,4%, là loại thuốc có kháng sinh dùng để sát trùng mũi. Nhỏ 2-3 giọt là đủ vì thuốc đắng chảy xuống họng nhiều sẽ khiến trẻ nôn trớ.
Bị viêm mũi: thì nên chọn thuốc Sterimar (nước biển phun sương) có nhiều nguyên tố vi lượng giúp kháng viêm, chống dị ứng (bạc, kẽm, đồng, mangan). Thuốc có tác dụng làm sạch các rỉ mũi, tăng cường dẫn lưu dịch, loại bỏ các vảy ở trong mũi. Loại thuốc này hoàn toàn vô hại, có thể dùng lâu.
Với người lớn: thì tuỳ vào mức độ “khó chịu” của mũi mà mua các loại phù hợp như: bị hảy mũi kéo dài khi bị viêm mũi cấp, viêm mũi mạn tính, viêm mũi theo mùa, viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng thì dùng thuốc Pivalone loại xịt hơi làm sạch chất nhày, thông thoáng mũi, ít gây tổn thương niêm mạc mũi. Còn các trường hợp viêm mũi nhiễm trùng, trong các dịch cúm, sởi nên dùng Argyrol 1%, giúp sát trùng nhẹ, làm săn niêm mạc, nhưng không nên dùng quá hai tuần.
Nhỏ trong tư thế đúng
Muốn thuốc lưu lại trong mũi, trước tiên phải rửa tay thật sạch. Nhẹ nhàng lau sạch mũi bằng khăn vải sạch và nhỏ từng giọt thuốc theo liều lượng chỉ định. Tư thế tốt nhất là nằm ngửa trên giường, đầu ngửa ra ngoài cạnh giường, hoặc có thể nằm sấp và đầu ở ngoài cạnh giường, hướng xuống nền khoảng 2-3 phút, giúp thuốc không chảy ra ngoài hoặc chảy ngược xuống họng. Sau đó quỳ gối và tựa đỉnh đầu xuống giường thêm hai phút.
Không nên ngồi hoặc đứng vì khiến bề mặt bên trong khoang mũi không ngấm thuốc. Nếu nhỏ thuốc ở tư thế đứng sẽ khiến các giọt thuốc chảy xuống bộ máy tiêu hóa.
Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần ôm sát đầu đẻ trẻ không lắc lư, nhỏ 2-3 giọt, chờ vài phút dịch mũi loãng ra rồi nhỏ tiếp thì mới đảm bảo.
Lời khuyên của bác sĩ
- Thuốc cần bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
- Trước khi nhỏ hoặc xịt mũi phải hút hết dịch mũi, thuốc mới có hiệu quả.
- Không dùng chung thuốc nhỏ mũi với người khác vì gây mất vệ sinh.
Biết để tránh
1. Ngộ độc do dùng quá liều
Ngộ độc thuốc nhỏ mũi có các triệu chứng như: lơ mơ, hôn mê, ói mửa, nhức đầu, táo bón, mất phản xạ, ức chế trung tâm hô hấp… Cơ thể trẻ em sức đề kháng yếu, các liều thuốc thường được kê chính xác theo số mg hoặc ml trên một kg cân nặng. Thông thường, không nên cho trẻ dùng quá 10 ngày.
Hiện trên thị trường có thuốc Naphazolin 0,05% chống ngạt rất nhanh, nhưng ảnh hưởng đến tim mạch. Đã có những cháu bé dùng naphazolin bị ngộ độc dẫn đến tử vong. Vì vậy, thuốc này tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.
2. Lạm dụng thuốc bị sưng mũi
Do một số thuốc có tác dụng co mạch (Eferin 1%, Otrivin, Pivalone) nên chữa nghẹt mũi rất tốt, nhưng lại chỉ được sử dụng trong vòng 3-5 ngày. Dùng với thời gian lâu, niêm mạc mũi sẽ bị trơ, bệnh nhân phải sử dụng tăng liều liên tục. Nhiều người đã bị phì đại cuống mũi, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng do không hỏi ý kiến bác sĩ.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.