Nghẹn do hóc dị vật luôn là nguy cơ gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Dù mối nguy hiểm này đã được cảnh báo rất nhiều lần nhưng nhiều trường hợp trẻ bị nghẹn do hóc dị vật vẫn xảy ra.
Cách đây hơn một năm, cô Sophie Jackson đã chia sẻ trên trang facebook cá nhân câu chuyện về cậu con trai Jake hai tuổi của cô bị nghẹn bởi một quả nho.
Trong bài viết của mình, Sophie viết: 'Kể từ khi đọc được tin một cậu bé tử vong do bị nghẹn khi ăn nho, tôi vẫn luôn cắt nho ra. Tối nay Jake đang ngồi trên sofa gần bố tôi. Ông có vài quả nho và cho thằng bé ăn. Bố gọi tôi đến ngay lập tức và trước khi tôi đến nơi, thằng bé đã bị nghẹn rồi. Tôi nhanh chóng đặt thằng bé lên đùi tôi và vỗ mạnh vào lưng con vài lần. Cách làm đó không có hiệu quả. Tôi thọc ngón tay xuống cổ họng thằng bé nhưng không sờ được quả nho. Jake không thể thở được… Thằng bé bắt đầu tím tái và ngừng giãy giụa…'
May mắn thay, sau đó mẹ của cô đã tìm cách bóp quả nho trong cổ họng Jake, giúp cổ họng cậu bé được thông khí qua một khe hở nhỏ. Nhờ vậy, cậu bé đã nôn ra được quả nho cùng với máu và chất nhầy. Jake bắt đầu thở lại được và được đưa đến bệnh viện do tai và hai bên má vẫn bị tím tái. Tại bệnh viện, các bác sỹ cho biết cậu bé phải cực kỳ may mắn mới có thể sống sót sau sự cố nguy hiểm vừa rồi.
Shophie chia sẻ câu chuyện này với hy vọng cảnh tỉnh các bậc phụ huynh khác về tính chất nguy hiểm của vụ việc. Cô viết: 'Tôi đăng bài viết này để một lần nữa nhắc nhở mọi người về những nguy cơ tiềm ẩn trong thức ăn yêu thích của trẻ. Làm ơn hãy cắt nho trước khi đưa cho trẻ. Hãy nhắc nhở tất cả mọi người phải cắt nho trước khi đưa cho trẻ… Jake được 2 tuổi 9 tháng và nếu thằng bé muốn ăn nho, tôi luôn luôn cắt chúng ra trước.'
Liên quan đến việc trẻ dễ bị nghẹn khi ăn nho, một bài viết khác trên facebook đã chia sẻ với mọi người về cách cắt nho trước khi đưa nho cho trẻ. Bài viết này nhấn mạnh rằng nho cần được cắt đôi theo chiều dọc, thay vì chiều ngang, để miếng nho trở nên mỏng hơn, bởi 'bất kể đứa trẻ bao nhiêu tuổi hay nhai tốt ra sao, kích thước hoàn hảo của một quả nho đều có thể làm tắc nghẹn hoàn toàn khí quản của đứa trẻ đó.'
Hiển nhiên nho không phải là thứ duy nhất có thể khiến trẻ bị nghẹn, hóc. Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), 9 loại thực phẩm sau đây tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn nghẹn, hóc nhiều nhất ở trẻ:
1. Xúc xích
2. Cà rốt sống
3. Táo
4. Nho
5. Quả hạch
6. Bơ lạc
7. Kẹo dẻo
8. Kẹo cao su và kẹo cứng
9. Bỏng ngô
Nhiều loại thực phẩm yêu thích của trẻ đều nằm trong danh sách tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn nghẹn, hóc cao nhất ở trẻ.
Năm 2008, Bác sỹ Gary Smith, người đứng đầu của các báo cáo về tai nạn do thực phẩm của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, cho biết có một vài loại thực phẩm không nên cho trẻ nhỏ dưới 4-5 tuổi ăn. Ông dẫn ra ví dụ là cà rốt sống, kẹo dẻo, hạt lạc và bỏng ngô. Ông cũng khuyến cáo nên cắt xúc xích theo chiều dọc, bởi miếng xúc xích tròn thậm chí còn nguy hiểm hơn là không cắt. Riêng với quả nho, lý tưởng nhất nên được cắt dọc thành 1/4 quả.
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có nhiều loại quả rất phổ biến cũng dễ gây ra nguy cơ hóc, nghẹn cho trẻ, điển hình như quả nhãn, quả chôm chôm. Thậm chí, một hạt dưa cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ ngừng thở.
Khi đưa ra các khuyến cáo sơ cứu trẻ nhỏ bị nghẹn, hóc, Trung tâm Cấp cứu St John hàng đầu nước Anh cho biết, bố mẹ tuyệt đối không nên thọc ngón tay vào cổ họng trẻ khi trẻ đang bị nghẹn. Thay vào đó, trẻ nên được sơ cứu theo các bước sau để dị vật được nôn ra:
- Vỗ lưng trẻ: Đặt trẻ nằm sấp dọc theo đùi mình, đảm bảo đầu và cổ trẻ được nâng đỡ cẩn thận bằng tay. Dùng gò bàn tay vỗ mạnh vào chính giữa hai xương bả vai của trẻ bằng gò bàn tay khoảng 5 lần.
- Ấn ngực trẻ: Đặt trẻ nằm ngửa dọc theo đùi, đảm bảo đầu và cổ trẻ được nâng đỡ cẩn thận. Đặt hai ngón tay ở giữa ngực trẻ thẳng hàng với nách, ấn ngón tay xuống một cách dứt khoát khoảng 5 lần.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?