Uống thuốc đến cả tháng trời mà không thấy sưng đau ngứa rát họng chấm dứt, ho đến khản cả giọng, mất ăn mất ngủ, bệnh không thuyên giảm, mới khỏi xong lại tái phát ngay lập tức là những vấn đề thường gặp khi điều trị viêm họng. Vậy nguyên nhân do đâu?
“Dai dẳng” như bệnh viêm họng
Viêm họng là bệnh thường gặp nhất là khi thay đổi thời tiết, tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, uống nước đá, rượu bia, thuốc lá, ngồi điều hòa lâu…khiến họng sưng nóng, đau rát như bị kim châm, ho ra rả cả ngày khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ, mệt mỏi, công việc trì trệ, sinh hoạt khó khăn.
Tuy không phải bệnh nan y nhưng để điều trị triệt để, hạn chế tái phát viêm họng hiện nay vẫn là một bài toán khó mặc dù chi phí điều trị rất tốn kém, mất nhiều thời gian.
Lý do khiến viêm họng khó điều trị và dễ tái phát
1. Do niêm mạc họng yếu, sức đề kháng giảm nên dễ bị virus, vi khuẩn, nấm tấn công:
- Niêm mạc họng rất dễ tổn thương dù chỉ tiếp xúc một chút với không khí ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, nước đá hay thay đổi thời tiết…
- Khi đó, virus, nấm, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công niêm mạc họng làm tái phát viêm họng gây ra hiện tượng họng sưng, viêm, ngứa, rát, khô, ho nhiều, khó nuốt. Một số trường hợp có thể bị tái phát ngay thể cấp tính gây sốt cao.
2. Đa số người bệnh lại dùng kháng sinh để điều trị, tuy bệnh có thuyên giảm nhưng lại tái phát rất nhanh do:
- Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, không có tác dụng nhiều với nấm, virus.
- Lạm dụng kháng sinh (ngay cả trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn) sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc: sử dụng kháng sinh cũ không đỡ hay phải dùng với liều cao hơn, thay loại kháng sinh nặng hơn mới đỡ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng trong khi niêm mạc họng còn yếu, chưa phục hồi hẳn nên bệnh tái phát nhanh hơn.
Hậu quả nếu không điều trị triệt để
Ban đầu: gây tổn thương niêm mạc họng thường xuyên khiến người bệnh luôn luôn cảm thấy ngứa rát, sưng đau, vướng họng, ho khan hoặc ho có đờm, khạc nhổ nhiều gây mất vệ sinh, đau đớn khi ăn uống, nói chuyện, gây tâm lý e ngại, mất tự tin khi giao tiếp với người đối diện, chất lượng công việc giảm sút.
Lâu ngày: gây viêm họng hạt, viêm họng teo với những cơn đau họng dai dẳng, điều trị rất tốn kém nhưng hiệu quả không cao.
Cách điều trị và phòng tránh tái phát
1. Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây tổn thương cho niêm mạc họng như khói bụi, nước đá, rượu bia…
2. Mùa hè tránh dùng điều hòa ở nhiệt độ thấp quá lâu. Mùa đông cần giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng họng.
3. Uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn cay nóng.
4. Điều trị triệt để các bệnh lý viêm mũi, viêm xoang, viêm miệng, viêm tai…để tránh dịch chứa vi khuẩn, virus, nấm chảy xuống làm họng bị viêm liên tục.
5. Vệ sinh sạch miệng, họng, mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
6. Tránh lạm dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.
7. Nên sử dụng thêm các sản phẩm Đông Y trong điều trị viêm họng mạn tính bởi việc sử dụng các thảo dược như Xạ can, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Bảy lá một hoa, Huyền sâm…giúp thanh nhiệt, tả hỏa, đánh tận gốc vào nhiệt độc tích tụ ở phế (nguyên nhân gây viêm họng theo Đông Y) giúp:
- Chấm dứt tình trạng đau họng, sưng họng, ngứa rát họng, ho nhiều và bảo vệ họng trước các nguy cơ gây bệnh và phòng ngừa tái phát hiệu quả triệu chứng đau họng, vướng họng, ngứa rát, ho nhiều.
- Phục hồi niêm mạc họng, hoạt động các cơ quan của cơ thể nên điều trị bệnh triệt để.
- Tạo tác dụng bền vững, bảo vệ họng trước các nguy cơ gây bệnh và phòng ngừa tái phát viêm họng mạn hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng:
- Nhiều sản phẩm từ các bài thuốc YHCT sau khi sản xuất chưa có tác dụng như mong muốn: có thể do công nghệ sản xuất còn lạc hậu, dược liệu chưa được lựa chọn kỹ nên chưa chắt lọc và lưu giữ được hết tinh hoa của các thảo dược.
- Nên lựa chọn các công ty uy tín có công nghệ bào chế tốt, đảm bảo vệ sinh, chất lượng dược liệu, chất lượng sản phẩm, hiệu quả điều trị, tránh tiền mất tật mang do bị nhiễm độc chì, thuốc trừ sâu, mất “chất” do cách sản xuất lạc hậu…
Theo SKĐS