Ăn nhiều thực phẩm giàu sắt: Khi bước vào tuổi trung niên nếu cơ thể thiếu chất sắt, năng lực chuyên chở ôxy của tế bào hồng cầu bị giảm sút, làm cho tế bào thính giác trong tai thiếu chất dinh dưỡng, qua đó dễ dẫn đến suy giảm thích lực. Chính vì vậy, để phòng suy giảm thính lực đến sớm ngay từ tuổi trung niên trở đi, nên ăn thêm các thức ăn giàu chất sắt như: mộc nhĩ đen, gan động vật, thịt nạc, rau cần, rau chân vịt…
Thực phẩm giàu kẽm: Theo các nhà nghiên cứu kẽm vô cùng quan trọng đối với thính lực. Hàm lượng kẽm ở ốc tai cao hơn hẳn so với bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể; nhưng khi ngoài 60 tuổi thì giảm đi rõ rệt, gây trở ngại cho hoạt động chức năng của ốc tai. Bởi vậy, khi sang tuổi trung niên cần bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như: cá, đậu nành, rau cải, cà rốt, các loại hải sản,...
Thực phẩm giàu vitamin D: Vitamin D có ảnh hưởng trực tiếp kỳ lạ đến thính lực nhất là ở người già. Trong vitamin D chủ yếu có vitamin D2 và D3, phải được hòa tan trong dầu mỡ thì cơ thể người mới có thể hấp thu được. Các thực phẩm giàu vitamin D2, D3 là các loại nấm và mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ), gan gia cầm, gia súc và trứng cũng chứa vitamin D3... Do vậy, mỗi tuần ăn ít nhất 1 bữa có nấm hoặc gan để tốt cho thính lực. Ngoài ra, hàng ngày cần được tắm nắng để tổng hợp vitamin D3.
Thực phẩm hạ mỡ máu: Mỡ máu tăng lên là hiện tượng thường thấy ở người trung niên và già, phần lớn là do chế độ ăn không đúng. Nhiều người bị tăng mỡ máu cũng có nguy cơ cao bị suy giảm thính lực đến sớm hơn ở người khỏe mạnh và chỉ số mỡ máu bình thường. Đó là do mỡ máu cao gây trở ngại cho sự tuần hoàn máu trong nội nhĩ, và do lượng các chất ôxy hóa ở nội nhĩ tăng lên. Từ đó cho thấy, thay đổi các thói quen không tốt về ăn uống và ăn nhiều rau quả tươi như; giá đỗ, táo, lạc, bí đao, nấm hương, mộc nhĩ đen,…. là những loại phẩm giảm cholesterol rất tốt, vì rau xanh, các loại hạt có hàm lượng vitamin C có thể thúc đẩy cholesterol bài tiết, ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch. Các chất xơ trong rau xanh có thể giúp thanh trừ các chất cặn bã trong cơ thể, còn có thể kết hợp với cholesterol trong cơ thể đồng thời chuyển hóa cholesterol đó thành axit cholic bài trừ ra ngoài cơ thể, từ đó giảm thấp mức cholesterol. Chính vì vậy, ngoài lợi ích giảm cholesterol, giảm béo phì còn có ích cho việc dự phòng chứng suy giảm thính lực.
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.