Nghễnh ngãng do giảm thính lực ở người cao tuổi
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 40% người trên 65 tuổi bị giảm thính lực do bộ phận dẫn truyền âm thanh thoái hóa hay bộ phận thần kinh dẫn tín hiệu nghe lên não bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng nghễnh ngãng hay nặng tai.
Khi thính lực giảm sút,người cao tuổi sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Trên thực tế, khi các cụ già bị nặng tai, người thân xem đó là chuyện bình thường của tuổi già nên họ thường không đưa các cụ đi chữa bệnh.Điều này gián tiếp làm tăng thêm sự mặc cảm vốn đã ngày càng trầm trọng ở các cụ.
Người nghễnh ngãng thường phàn nàn rằng họ rất khó nghe trong môi trường ồn ào hay khi nói chuyện với nhiều người một lúc dẫn đến việc giao tiếp xã hội bị cản trở. Người có cơ quan thính giác bình thường có thể cảm nhận được tiếng nói thầm có cường độ dưới 20dB, nhưng đối với người nghễnh ngãng chỉ nghe được âm thanh từ 40-60dB. Những người điếc nặng chỉ nghe được tiếng hét to, có nghĩa là cường độ âm thanh phải đạt 60-80dB.
Tình trạng nghễnh ngãng do suy giảm thính lực ở người cao tuổi bị tác động bởi rất nhiều yếu tố như sự xơ cứng của các mạch máu trong ốc tai gây rối loạn sinh hóa nội dịch tai trong và làm ảnh hưởng tới hoạt động giác quan của ốc tai. Các yếu tố di truyền thúc đẩy nhanh quá trình lão hoá của cơ thể, sự giảm sút của các hormon tuyến thượng thận và sinh dục khiến thính lực càng kém đi. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm trầm trọng tình trạng nghễnh ngãng ở người cao tuổi, dẫn đến điếc nhanh hơn như: ô nhiễm tiếng ồn, sử dụng chất kích thích, các thuốc gây nhiễm độc tai…
Điển hình cho chứng nghễnh ngãng ở người cao tuổi là trường hợp của ông Hoàng Văn P. (69 tuổi, Phù Cừ, Hưng Yên). Chứng nghễnh ngãng bắt đầu xuất hiện trước đó khoảng 2 năm, ông nghĩ mình có tuổi, suy giảm thính lực cũng là chuyện bình thường nên không đi khám bệnh. Nhưng tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng hơn, gây nhiều phiền phức trong sinh hoạt hàng ngày. Ông P. chia sẻ: “Lúc nào tôi cũng nghe thấy tiếng ù ù như có tiếng sôi trong tai, nói chuyện với ai đều phải hỏi lại dù họ đã nói to. Khi xem tivi, tôi phải chỉnh âm lượng gần hết cỡ thì mới nghe thấy tiếng, gây khó chịu cho mọi người xung quanh vì âm thanh quá to. Đáng lo hơn là, mỗi khi đi đường, tôi chỉ nghe được tiếng còi to thôi, còn tiếng bé thì hoàn toàn không nghe được nên cũng sợ gặp nguy hiểm trên đường”.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.