Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc “đắng” trị giun đường tiêu hóa

Nhiễm giun đường tiêu hóa là một vấn đề rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Những loại giun này kí sinh trong ruột của vật chủ khác.

Có rất nhiều loại giun đường tiêu hóa, tuy nhiên 4 loại giun đũa, giun kim, giun tóc, sán dây là những loại khó “đối phó” nhất. Về cơ bản, giun tròn và giun tóc lây lan qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Giun kim có thể truyền từ người này sang người khác và sán dây có thể xâm nhập vào cơ thể vật chủ do ăn những thực phẩm chưa chín kỹ hoặc sống như thịt. Những loại giun này cũng có thể xâm nhập vào cơ thể người từ bể bơi, nước sông, hồ hoặc do những thói quen vệ sinh và điều kiện vệ sinh kém.

Giun có thể xuất hiện trong ruột và không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Nhưng chúng cũng có thể gây đau bụng, chán ăn, tiêu chảy, ngứa quanh vùng hậu môn, mất ngủ, buồn nôn, giảm cân và đi kiết. Tuy nhiên, có một số bài thuốc dân gian có thể xử lý được những loại giun này nếu tình trạng chưa quá trầm trọng.

1. Nước ép hành

 

Nước ép hành rất tốt trong điều trị giun kim. Bạn cần lấy một củ hành tây, nghiền nát để lấy nước ép. Uống loại nước này vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậyđể loại bỏ những kí sinh trùng rắc rối này.

2. Vỏ quả lựu

Phơi khô vỏ quả lựu hoặc đơn giản là lấy vỏ quả lựu xay thành bột mịn. Trộn với đường để dễ ăn vì nó rất đắng. Loại hỗn hợp này giúp loại bỏ giun kí sinh đường ruột.

3. Tỏi

Tỏi có đặc tính khử trùng cũng như kháng nấm. Chỉ cần nhai 3-4 tép tỏi sống mỗi ngày bạn có thể trị giun hiệu quả.

4. Mướp đắng

Lấy nước ép mướp đắng và hòa một thìa canh nước này vào một cốc sữa nguyên bơ. Loại nước khó uống này sẽ loại bỏ những con giun ký sinh.

5. Hạt chanh

Xay hạt chanh thành thứ bột nhão, mịn và hòa với một cốc nước và một ít nước chanh. Uống loại nước này giúp giảm giun đường ruột.

6. Giấm gạo

Một muỗng canh giấm gạo chua pha với một cốc nước rất có hiệu quả trong điều trị giun. Uống 3-4 cốc nước này mỗi ngày để loại bỏ giun. Giấm càng chua càng có tác dụng.

7. Đinh hương

Nhai 1-2 nhánh đinh hương mỗi ngày có thể ngăn ngừa giun đường ruột vì đinh hương có đặc tính kháng khuẩn. Đinh hương không chỉ diệt giun mà còn tiêu diệt trứng của chúng.

8. Ngải cứu

Ngải cứu là một loại thảo dược tuyệt vời trong điều trị giun mặc dù có vị cay đắng. Sử dụng hỗn hợp tinh dầu ngải cứu và dầu o liu rất có lợi trong điều trị ký sinh trùng sống trong ruột. Tuy nhiên, nên thận trọng khi sử dụng loại thảo dược này vì nó có độc tính tự nhiên.

BS Cẩm Tú - Theo Sức khỏe đời sống/ Boldsky
Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm