Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngưng thở khi ngủ nhưng không cảm thấy mệt?

Một số người nghi ngờ việc liệu họ có bị ngưng thở khi ngủ hay không. Đàn ông ngủ ngáy có thể miễn cưỡng đến gặp bác sĩ tư vấn về giấc ngủ theo yêu cầu của vợ. Mặc dù triệu chứng của ngưng thở khi ngủ có thể xuất hiện, nhưng không phải ai cũng xuất hiện tất cả những triệu chứng này.

Bạn có thể thắc mắc: bạn có bị ngưng thở khi ngủ và không cảm thấy buồn ngủ hay mệt không? Dưới đây là câu trả lời và khám phá cách phát hiện nếu bạn mắc phải tình trạng này.

Triệu chứng thường gặp của ngưng thở khi ngủ

Có nhiều triệu chứng phổ biến đi cùng với ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này có thể làm gián đoạn hô hấp trong khi ngủ mà không hề có bất kì triệu chứng nào. Một số triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Ngáy
  • Tăng buồn ngủ ban ngày
  • Mất trí nhớ
  • Tiểu đêm
  • Khoảng dừng dễ phát hiện khi hô hấp
  • Thở hổn hển hoặc thở gấp
  • Khô miệng
  • Đánh trống ngực
  • Ợ nóng ban đêm hoặc trào ngược
  • Ra mồ hôi đêm
  • Nghiến răng
  • Đau đầu buổi sáng
  • Mất tập trung và trí nhớ
  • Vấn đề về cảm xúc

Nhiều người phát triển các vấn đề liên quan đến ngưng thở khi ngủ- từ những triệu chứng như trên cho đến những  rối loạn như cao huyết áp, tiểu đường, suy tim- tất cả đều có thể cải thiện khi điều trị.

Có thể không buồn ngủ khi mắc ngưng thở khi ngủ không?

Buồn ngủ có thể do nhiều nguyên nhân. Nó có thể do không đủ ngủ thời gian hoặc chất lượng giấc ngủ kém.

Buồn ngủ có thể thứ phát do ảnh hưởng của tác dụng phụ của các loại thuốc. Tăng buồn ngủ là do tác dụng cân bằng nội môi của giấc ngủ và có thể kéo dài nhiều lần do nhịp sinh học. Tại sao ngưng thở khi ngủ dẫn đến buồn ngủ?

Ngưng thở khi ngủ là do đường hô hấp trên bị xẹp khi ngủ. Điều này dẫn đến giảm lượng oxy cung cấp, tăng lượng CO2.

Não bộ nhận ra điều này đang xảy ra và đáp ứng thông qua hệ thần kinh giao cảm: làm tăng hormone cortisol dẫn đến tình trạng mạch đập nhanh, tăng huyết áp và tỉnh giấc. Điều này xảy ra ít nhất 5 lần mỗi giờ theo định nghĩa, nhưng nó có thể xảy ra nhiều hơn 100 lần. Tình trạng này dẫn đến việc mất ngủ hoặc khiến bạn ngủ không sâu. Giấc ngủ trở nên không thoải mái, và hậu quả là bạn bị  buồn ngủ ban ngày.

Không phải ai cũng buồn ngủ nếu mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Trên thực tế, phụ nữ thường phàn nàn về mất ngủ nhiều hơn. Sự biểu hiện của mất ngủ có thể dẫn đến ngủ không sâu vào ban đêm, thức nhiều hơn sau khi bị tỉnh giấc, và ít buồn ngủ vào ban ngày. Những người mất ngủ thường tỉnh giấc vào ban đêm và tỉnh ngủ vào ban ngày.

Ngoài ra, buồn ngủ cũng rất phổ biến khi cả ngưng thở khi ngủ và mất ngủ xảy ra cùng nhau. Điều này có thể làm phức tạp thêm quá trình điều trị do mất khả năng cảm thấy thoải mái với liệu pháp CPAP.

Buồn ngủ cũng  do sử dụng caffeine

Những người không nghĩ họ ngái ngủ, thậm chí cả khi họ đã uống một lượng lớn cà phê, trà và soda.

Nếu bạn tin rằng bạn có triệu chứng có thể góp phần dẫn đến ngưng thở khi ngủ, chỉ có một cách hết sức rõ ràng để chỉ ra: thực hiện nghiên cứu giấc ngủ. Ngưng thở nhẹ khi ngủ có thể bị bỏ qua trong các bài kiểm tra giấc ngủ tại nhà, chính vì thế bạn cần thực hiện đa kí giấc ngủ để tìm câu trả lời.

Đừng bỏ qua cơ hội nhận biết chứng ngưng thở khi ngủ của bạn chỉ vì bạn không cảm thấy buồn ngủ (hoặc do bạn không có bất kì triệu chứng đặc trưng như ngáy ngủ). Bạn có thể bất ngờ với bản thân và cảm thấy ngủ tốt hơn bằng cách điều trị.

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo verywell)
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm