Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng nước rửa tay quá nhiều có gây ra phản ứng phụ gì không?

Nước rửa tay nhanh đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, một phần là vì hiệu quả của nó trong suốt đại dịch COVID-19. Các sản phẩm nước rửa tay nhanh có thể tiêu diệt các vi khuẩn trên tay và các bề mặt tiếp xúc khác, giúp làm chậm sự lây nhiễm của các bệnh truyền nhiễm, ví dụ như COVID-19.

Nước sát khuẩn tay đã chứng minh được hiệu quả của nó trong việc tiêu diệt vi khuẩn, nhưng sử dụng nước rửa tay cũng có thể có các tác dụng phụ. Sử dụng quá nhiều nước rửa tay khô có thể dẫn đến khô da, nứt da tay hoặc đỏ da, đổi màu da và tróc vảy. Ngoài ra, cũng tiềm ẩn nguy cơ nếu nuốt phải hoặc chẳng may bị dây vào mắt. Hãy cùng tìm hiểu về việc sử dụng nước rửa tay khô an toàn.

Tác dụng phụ của nước rửa tay nhanh

Phản ứng phụ của nước rửa tay nhanh sẽ phụ thuộc vào công thức của từng loại. Nước rửa tay nhanh thường có chứa một lượng lớn cồn (60-95%) để có thể tiêu diệt vi khuẩn trên tay. Kể cả khi hàm lượng cồn trong nước rửa tay thấp, thì nước rửa tay vẫn có chứa các thành phần kháng khuẩn khác được biết đến có thể gây tác dụng phụ.

Gây khô da

Cồn là một thành phần kháng khuẩn hiệu quả, điều đó có nghĩa là cồn đã được chứng minh có thể tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus trên các bề mặt hữu cơ. Tuy nhiên, cồn cũng rất nổi tiếng với tác dụng gây khô da. Khi sử dụng nước rửa tay khô trên da nhiều lần một ngày, thì độ ẩm tự nhiên trên da của bạn sẽ bị mất đi, từ đó dẫn đến khô da, nứt nẻ da và nhạy cảm khi chạm vào. Ngoài việc cảm thấy không thoải mái, Viện Da liễu Hoa Kỳ còn khuyến cáo rằng khô da có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn.

Có thể gây ra eczema

Bạn có thể nhận ra rằng sau khi nước rửa tay đã khô trên da, thì các mảng da đỏ, ngứa đổi màu trong bệnh eczema cũng sẽ có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn. Đó là bởi vì nếu bạn bị eczema, các hoá chất có trong nước rửa tay sẽ khiến các triệu chứng của bạn diễn biến nặng hơn. Cho dù bạn dùng nước rửa tay dưới dạng bọt xà phòng, dung dịch hoặc gel thì bạn vẫn sẽ nhận thấy các triệu chứng này tăng lên sau khi sử dụng.

Ảnh hưởng đến hormone

Nước rửa tay khô đôi khi có chứa triclosan. Theo FDA, triclosan có thể tiêu diệt vi khuẩn và thường được sử dụng trong các sản phẩm từ kem đánh răng cho đến sữa tắm. Tuy nhiên FDA cũng nói rằng một số nghiên cứu đã chứng minh rằng tiếp xúc quá nhiều với triclosan có thể gây cản trở đến lượng hormone thông thường của cơ thể và thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về ảnh hưởng của triclosan lên người, nhưng thành phần này đã bị cấm trên nhiều loại sản phẩm.

Có thể góp phần làm tăng tình trạng kháng kháng sinh

FDA khuyến cáo rằng triclosan có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn nhưng sử dụng quá nhiều triclosan trong các sản phẩm gia dụng có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Nghiên cứu năm 2015 đã về việc triclosan góp phần tạo ra tình trạng  kháng kháng sinh đã kết luận rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác định xem triclosan ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người.

Nguy cơ khi sử dụng nước rửa tay khô

Có rất nhiều nguy cơ sẽ xảy ra nếu bạn sử dụng nước rửa thay khô không đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất. Những nguy cơ này thường sẽ tránh được bằng cách sử dụng đúng theo hướng dẫn sử dụng và tránh tiếp xúc trực tiếp với mắt.

Nước rửa tay khô có thể gây nguy hiểm nếu nuốt phải

Hàm lượng cồn và các thành phần khác cao có thể khiến việc sử dụng nước rửa tay khô là không an toàn.  Bất cứ ai nuốt phải một lượng lớn nước rửa tay khô có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng giống như ngộ độc rượu.

Có thể gây mù loà hoặc tổn thương thị lực nếu tiếp xúc với mắt

Việc sử dụng dung dịch rửa tay khá đơn giản, do đó rất có thể bạn bị vô tình để nước rửa tay tiếp xúc với mắt. Nhưng hàm lượng cồn cao trong nước rửa tay thực ra có thể gây bỏng cho lớp niêm mạc ngoài của mắt. Thông thường, tổn thương do nước rửa tay khô xảy ra với mắt có thể lành lại hoàn toàn, nhưng bạn vẫn có thể gặp phải các triệu chứng sau sau khi đã lành:

  • Nhìn mờ tạm thời
  • Đau
  • Đỏ mắt

Bạn có đang “lạm dụng” nước rửa tay hay không?

Có những lý do tại sao bác sĩ lại khuyến nghị rửa tay bằng nước sạch và xà phòng thay vì sử dụng nước rửa tay khô/nước rửa tay nhanh. Đơn giản chỉ là vì bạn có thể vô tình “lạm dụng” nước rửa tay khô và bị khô da hoặc gặp phải các tác dụng phụ khác mà không biết. Trên thực tế, nếu bạn lạm dụng nước rửa tay khô quá nhiều, tay bạn có thể sẽ bị khô và làm tăng thêm nguy cơ nhiễm khuẩn từ các bề mặt khác. Ngoài ra, da tay bạn có thể sẽ bắt đầu bị nứt hoặc chảy máu. Da bị khô và nứt có thể nhạy cảm với các loại vi khuẩn hơn.

Dự phòng tình trạng ngộ độc nước rửa tay khô

Đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi bạn sử dụng nước rửa tay khô và hạn chế lượng sử dụng đúng như khuyến nghị trên nhãn. Để có được kết quả tốt nhất:

  • Luôn theo dõi trẻ em khi trẻ sử dụng nước rửa tay khô
  • Sau khi sử dụng, hãy chờ cho tay bạn khô hoàn toàn trước khi chạm vào bất cứ bề mặt nào
  • Bảo quản nước rửa tay khô ở nơi khô ráo, thoáng mát để dự phòng tình trạng bay hơi
  • Không lạm dụng nước rửa tay khô. Sử dụng từ một đến hai lần ấn là đủ để rửa tay.
  • Chỉ sử dụng để sát khuẩn ngoài da, không được nuốt hoặc nếm vị nước rửa tay khô.

Lợi ích của nước rửa tay và cách sử dụng an toàn

Khi sử đụng dúng cách, nước rửa tay có thể đem lại những lợi ích như:

  • Tiêu diệt nhanh chóng đa số các loại vi khuẩn trên đa số các bề mặt
  • Cần ít thời gian hơn để đạt hiệu quả so với việc rửa tay với nước và xà phòng
  • Thuận tiện hơn nước và xà phòng khi bạn không tiếp cận được nguồn nước sạch và xà phòng.

Để sử dụng nước rửa tay khô đúng cách, bạn chỉ nên sử dụng nước rửa tay khô khi tay bạn không phải tiếp xúc với các chất bẩn nhìn thấy được. Chỉ sử dụng một lượng bằng đồng xu hoặc ít hơn là đủ, sau đó xoa 2 tay vào với nhau cho đến khi nước rửa tay được hấp thu hoàn toàn. Để có kết quả tốt nhất, có thể thoa kem dưỡng ẩm càng sớm càng tốt sau khi nước rửa tay đã khô. Việc này sẽ giúp tránh được các tác dụng phụ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sai lầm thường gặp khi sử dụng dung dịch rửa tay khô

Bình luận
Tin mới
Xem thêm