Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh mạn tính tại nhà
- Uống thuốc theo đơn bác sĩ: Trong thời gian dịch bệnh việc đến bệnh viện để thăm khám bệnh khá khó khăn, nhất là ở những người cao tuổi có có bệnh lý nền, hay việc tái khám ở những bệnh nhân đã từng đột quỵ. Do vậy, người bệnh có thể đề nghị bác sĩ kê toa thuốc với thời gian dài trong khoảng 2 - 3 tháng. Trong thời gian uống thuốc, nên thường xuyên liên hệ với bác sĩ để việc theo dõi bệnh được tốt hơn và nếu có vấn đề gì, hay bệnh trở nặng phải đến bệnh viện thăm khám ngay.
Những người có bệnh mạn tính khi mắc COVID-19 nguy cơ tăng nặng và tử vong cao hơn.
- Trang bị một số kiến thức về căn bệnh mình mắc để kiểm soát bệnh được tốt hơn:
+ Bệnh nhân tăng huyết áp: Phải biết cách đo huyết áp tại nhà và theo dõi huyết áp thường xuyên trong thời gian uống thuốc. Nếu huyết áp ổn định, bệnh nhân có thể đề nghị bác sĩ kê đơn thuốc kéo dài. Nếu uống thuốc theo đơn bác sĩ đã kê mà huyết áp vẫn không kiểm soát được, vẫn tăng, nếu như ngưỡng gia tăng gây nhức đầu, nôn ói, chóng mặt… phải đến bệnh viện khám ngay. Đến bệnh viện gần nhất có thể hoặc đến các chuyên khoa trong vùng an toàn, không có COVID-19 để hạn chế các vấn đề lây nhiễm.
+ Với người bệnh tiểu đường: Nên học cách theo dõi đường huyết tại nhà. Nếu như uống thuốc và cải thiện chế độ ăn và sinh hoạt mà đường huyết vẫn không kiểm soát được; Hoặc bệnh nhân có thể bị hạ đường huyết dẫn đến chóng mặt, choáng, tê tay chân, ngất xỉu… phải liên hệ với bác sĩ ngay để có những điều chỉnh thích hợp.
Tuân thủ các phương pháp điều trị; cai thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích là những biện pháp phòng và kiểm soát bệnh bệnh mạn tính tái phát hiệu quả nhất.
+ Với trường hợp đột quỵ: Những ai đang điều trị đột quỵ, đang cần theo dõi chặt chẽ vẫn phải tuân thủ các phương pháp điều trị. Thời tiết nắng nóng có thể khiến đột quỵ gia tăng ở những người có bệnh lý nền. Do đó, để phòng tránh tốt nhất đột quỵ trong mùa COVID-19, nhất là trong thời tiết nắng nóng hiện nay cần quan tâm kiểm soát tốt các bệnh lý nền.
Nếu có các dấu hiệu như tê yếu tay chân, nói đớ, nói ngọng, nói khó, ngất xỉu, mắt mờ, yếu liệt tay chân thoáng qua… phải nhận biết ngay đó là dấu hiệu của đột quỵ, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, bởi thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ rất quan trọng. Nếu để qua thời gian vàng cứu chữa bệnh nhân có thể để lại những di chứng nặng nề.
- Không hút thuốc, uống rượu bia: Rượu bia và thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu khiến các bệnh lý nền tái phát và gia tăng.
- Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh hợp lý: Nên ăn nhạt hơn, giảm lượng muối trong chế biến thức ăn; giảm mỡ, giảm đường. Thay các món chiên xào bằng hấp luộc nhiều hơn. Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi trong bữa ăn hàng ngày. Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt, nước tăng lực...
- Tập luyện thể dục, thể thao: Tập luyện vừa sức, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Cải thiện giấc ngủ: Đi ngủ sớm, ngủ đủ và sâu giấc.
- Chăm sóc về tinh thần: Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng căng thẳng.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Người bị đái tháo đường ăn gì trong mùa dịch Covid-19?
Một nghiên cứu mới đây cho thấy thiếu ham muốn tình dục có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm ở nam giới.
Mới đây, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Metabolism đã chỉ ra chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của thai phụ có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn phát triển ở trẻ em.
Creatine là một chất bổ sung phổ biến được dùng để cải thiện khối lượng cơ, hiệu suất và phục hồi sau khi tập luyện. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy chất bổ sung creatine cũng có lợi cho người lớn tuổi và những người mắc một số vấn đề sức khỏe.
Thiếu calci có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe với hệ cơ xương, tim mạch. Nhận biết sớm dấu hiệu thiếu calci giúp bạn kịp thời bổ sung vi chất quan trọng qua chế độ ăn uống.
Thời gian trôi qua, làn da cũng dần lão hóa, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi xế chiều. Những dấu hiệu như nếp nhăn, vết chân chim, đồi mồi ngày càng rõ rệt, khiến nhiều người lo lắng.
Bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, dễ lây lan từ người này sang người khác, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vậy ngoài việc tiêm vaccine phòng sởi thì vitamin A liệu có giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh?
Ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những yếu tố chính gây gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu.
Thanh long là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm mức cholesterol “xấu” và tốt cho người bệnh đái tháo đường.