Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 điều không nên làm trước khi đi khám sức khỏe

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều rất cần thiết để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm, tuy nhiên mỗi người cần lưu ý những việc không nên làm trước khi đi khám để nhận được kết quả chính xác

Theo một nghiên cứu, hơn 30% chẩn đoán sai của bác sĩ dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí là tử vong, và một trong số các lý do đó là ở bệnh nhân. Vì vậy, khi đi khám bệnh, điều quan trọng cần nhớ là chất lượng khám không chỉ phụ thuộc vào chuyên môn của bác sĩ mà còn phụ thuộc vào bản thân mỗi bệnh nhân. Sau đây là danh sách những việc có thể giúp mọi người tránh chẩn đoán không chính xác và bảo vệ sức khỏe.

Không sơn móng trước khi đến bác sĩ da liễu

Bác sĩ da liễu điều trị hơn 3000 loại bệnh. Khi khám toàn diện, bác sĩ không chỉ kiểm tra da mà còn cả móng tay của bệnh nhân, bởi vì các bệnh nhiễm nấm thường xuất hiện ở đó. Việc để bác sĩ xem trạng thái tự nhiên của móng tay là rất quan trọng. Hơn nữa, bất kỳ thay đổi nào ở trên móng tay cũng có thể chỉ ra triệu chứng các bệnh của những cơ quan khác, vì vậy hãy cố gắng giúp cho bác sĩ nhận được đầy đủ thông tin nhất.

Không uống rượu trước khi kiểm tra cholesterol

 
Mặc dù thực tế là bia và rượu mạnh không có cholesterol, nhưng chúng chứa rất nhiều đường, cũng như các chất gọi là carbohydrate, có thể gây ra sự tăng vọt mức cholesterol trong cơ thể. Ngay sau đó, mức cholesterol của bệnh nhân sẽ trở lại bình thường, nhưng bác sĩ có thể nhận định những kết quả không chính xác.

Uống đủ nước trước khi thử nước tiểu

Nước tiểu của con người có tới 99% nước và chỉ 1% là axit, amoniac, hormone, tế bào máu chết, protein và các chất khác được sử dụng để nghiên cứu. Có thể thấy rằng những thứ cần thiết cho việc kiểm tra có nồng độ rất thấp. Vì vậy, nếu cung cấp 100 ml nước tiểu, chỉ có khoảng 1 ml là phù hợp để phân tích. Uống nhiều nước hơn một vài giờ trước khi kiểm tra để đảm bảo cơ thể sản xuất đủ nước tiểu.

Không sử dụng chất khử mùi trước khi chụp nhũ ảnh

Việc cấm sử dụng chất khử mùi trước khi chụp nhũ ảnh có liên quan đến thành phần có thể chứa các kim loại của nó. Trong quá trình thực hiện rất dễ nhầm lẫn các kim loại này với vôi hóa, một dấu hiệu của ung thư đang phát triển. Kết quả sẽ có thể sai và còn khiến mọi người lo lắng.

Không ăn thực phẩm màu đỏ trước khi nội soi

Thực phẩm màu đỏ tự nhiên có thể ảnh hưởng đến màu đại tràng của bệnh nhân và tác động đến kết quả của việc kiểm tra sức khỏe. Các thực phẩm nên hạn chế sử dụng ít nhất một tuần trước khi nội soi đại tràng là củ cải đường, quả nam việt quất, kẹo đỏ, kem phủ đỏ, cam thảo đỏ, cà chua và nước sốt cà chua. Mọi người nên nhớ rằng điều này không có nghĩa là các sản phẩm có màu khác nhau có thể được tiêu thụ trước khi đi khám bác sĩ. Ngày trước khi làm thủ tục y tế, mọi người chỉ nên ăn thực phẩm trong và lỏng.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người không nên tiêu thụ quá 2300 miligam muối mỗi ngày. Một trong số các tác động có hại của muối là nó góp phần làm tăng huyết áp. Do đó, trước khi đo huyết áp, mọi người không nên tiêu thụ thức ăn nhanh, các loại hạt, đậu hoặc các sản phẩm khác có chứa nhiều muối để tránh việc kết quả có thể bị sai.

Không dùng thuốc trước xét nghiệm máu

Một vài ngày trước khi đi xét nghiệm, để có kết quả chính xác hơn, mọi người không nên dùng thuốc để máu có thời gian làm sạch và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào. Đối với các loại thuốc được kê đơn bắt buộc phải sử dụng hàng ngày bắt, các bác sĩ thường nói không nên uống chúng vào buổi sáng trước khi lấy máu và uống chúng ngay sau khi xét nghiệm. Nhưng trong từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân nên thảo luận trước vấn đề này với bác sĩ.

Không thay đổi lịch trình hàng ngày

Cơ thể chúng ta là một hệ thống ổn định đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định để thích nghi với chế độ mới. Ví dụ như khách du lịch sử dụng quy tắc phổ quát rằng bay tới nơi khác chỉ một múi giờ sẽ cần khoảng 2 ngày để phục hồi. Khi đi ngủ muộn hơn một giờ so với bình thường, cơ thể đã trải qua căng thẳng, điều này ảnh hưởng đến tình trạng chung và các chỉ số cơ thể khác nhau. Điều tương tự cũng áp dụng cho các quá trình tự nhiên khác như dinh dưỡng, tiêu thụ nước và mức độ căng thẳng.

Không sử dụng kem, chất bôi trơn hoặc tampon trước khi kiểm tra cổ tử cung

Xét nghiệm cổ tử cung là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất để xác định sức khỏe các cơ quan của phụ nữ. Các bác sĩ khuyên phụ nữ nên làm điều đó 3 năm một lần. Khu vực cần kiểm tra rất nhạy cảm và dễ bị kích thích với các yếu tố bên ngoài, vì thế mỗi phụ nữ đều nên nhớ các quy tắc sau: Không dùng tampon, kem và chất bôi trơn, chất diệt tinh trùng trong 48 giờ trước khi kiểm tra; Không thụt rửa vùng làm xét nghiệm trong 72 giờ trước khi tiến hành.

Không dùng thiết bị điện tử nhiều trước khi khám mắt

Căng mắt liên tục có thể chỉ ra các vấn đề nghiêm trọng và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt. Nhưng trạng thái này cũng có thể xảy ra tạm thời do sử dụng các thiết bị điện tử kéo dài. Trong vài giờ, cho đến khi mắt nghỉ ngơi, thị lực của mọi người có thể trở nên tồi tệ hơn thực tế.

Nếu đến bác sĩ nhãn khoa để lấy kết quả khám cho công việc hoặc học lái xe, mọi người cần có những kết quả tốt nhất. Một số triệu chứng có thể giúp chỉ ra dấu hiện của mỏi mắt như cảm giác không thể mở mắt, đau hoặc ngứa mắt, nhìn bị mờ hoặc nhìn một thành hai, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng và nhức đầu. Nếu có chúng, mọi người nên hoãn chuyến thăm bác sĩ một thời gian để có được kết quả tốt và chính xác.

Tham khảo thêm thông tin tai: Bác sĩ lưu ý về khám sức khỏe định kỳ, cần khám những gì?

Hương Giang (theo: Bright Side) - Theo VietQ
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm