Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bác sĩ lưu ý về khám sức khỏe định kỳ, cần khám những gì?

Khám sức khỏe định kỳ là việc làm quan trọng và cần thiết. Hiện nay, nhiều người đã nhận thức sâu sắc và rất chú trọng vấn đề này. Tuy nhiên, nhiều người thường băn khoăn khám sức khỏe định kỳ là khám những gì, và nên đi đến đâu để khám. Dưới đây là hướng dẫn của chuyên gia về vấn đề này.

Khám sức khỏe định kỳ có thể giúp chúng ta phát hiện sớm nhiều bệnh trong đó chủ yếu là các bệnh như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, ung thư…

Theo BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa - Trưởng khoa Khám và điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Nhân dân 115: Với mỗi người trưởng thành, nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm. Một số đối tượng cần khám mỗi 6 tháng. Ví dụ như:

- Nhóm nguy cơ cao hoặc chuẩn bị qua tăng huyết áp thật sự, bệnh Đái tháo đường mà chưa cần dùng thuốc.

- Nhóm có nguy cơ ung thư cao hơn thông thường: phụ nữ có mẹ, chị hay em gái bị ung thư vú; gia đình có nhiều người bị ung thư; hay các bệnh lý có yếu tố gia đình...

- Nhiễm viêm gan siêu vi B, C.

- Nhóm người có nguy cơ bệnh nghề nghiệp cao: công nhân mỏ than, xưởng dệt may, hóa dầu, hóa chất, phóng xạ…

- Nhóm người có nghề nghiệp áp lực và trách nhiệm cao: phi công, tài xế xe khách đường dài, tài xế xe tải nặng...

Việc khám sức khỏe định kỳ được thực hiện tại cơ sở y tế đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe.

bac-si-luu-y-ve-kham-suc-khoe-dinh-ky-can-kham-nhung-gi-1

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm ra bệnh.

Khám sức khỏe tổng quát gồm các bước khám thể trạng, khám lâm sàng tổng quát, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.

Sau đó dựa trên các kết quả khám, bác sĩ chuyên khoa nội tổng quát sẽ kết luận tình trạng sức khỏe của người tham gia khám và có hướng cần khám thêm chuyên khoa, làm thêm cận lâm sàng nếu nghi ngờ có bệnh hoặc khám thêm chuyên khoa, làm thêm cận lân sàng đối với trường hợp khám sức khỏe cho đối tượng có nghề nghiệp đặc thù.

+Khám thể trạng: chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp.

+Khám lâm sàng tổng quát: bác sĩ thăm khám trực tiếp hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thận-tiết niệu, nội tiết, cơ-xương-khớp, hệ thần kinh, tâm thần, mắt, tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, da liễu.

+Nếu nghi ngờ có bệnh, bác sĩ Nội khoa tổng quát sẽ yêu cầu người đi khám đăng ký khám thêm các chuyên khoa: ung bướu, phụ khoa, nam khoa, lão khoa, tâm thần… 

+Xét nghiệm máu, nước tiểu: như công thức máu (đếm tế bào máu), tổng phân tích nước tiểu, đường máu, mỡ máu (Cholesterol, Triglycerid, LDL, HDL), chức năng thận (urea, creatinin), men gan (SGOT, SGPT), viêm gan b, C, acid Uric máu, chức năng tuyến giáp, một số chất chỉ thị nghi ung thư nếu có chỉ định hay yêu cầu. 

+Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang ngực; siêu âm ổ bụng và/hoặc tuyến giáp...

+Nội soi dạ dày, đại tràng, siêu âm vú... khi có chỉ định như gia đình có nhiều người: bị ung thư dạ dày, bị đa pô-líp đại tràng hoặc ung thư đại trực tràng, bị ung thư vú...

+Thăm dò chức năng: Điện tâm đồ...

Rất nhiều bệnh khi bắt đầu có biểu hiện ra ngoài thì đã qua giai đoạn trễ. Vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ nhằm sớm phát hiện ra bệnh, giúp phòng ngừa bệnh ngay từ khi bệnh mới khởi phát. Một số bệnh ở giai đoạn khởi phát chưa cần dùng thuốc, chỉ cần thay đổi lối sống giúp phòng ngừa hoặc giúp trì hoãn đến gian đoạn bệnh thật sự.

Ngoài ra, điều trị bệnh giai đoạn sớm cho kết quả tốt hơn, ít tốn kém hơn. Bệnh giai đoạn nặng luôn có chi phí điều trị cao hơn và kết quả vẫn không như mong muốn.

Khám sức khỏe định kỳ còn là hoạt động bắt buộc đối với các cơ sở sử dụng lao động, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề… cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật để đảm bảo đối tượng có đủ sức khỏe để lao động, học tập.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 thói quen hôm nay cho cuộc sống khỏe mạnh 10 năm sau

Lê Mai - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm