Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lợi ích từ khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp những người chuẩn bị kết hôn có thể bước vào đời sống vợ chồng một cách tự tin với tình dục an toàn, sẵn sàng chào đón một em bé khỏe mạnh.

Tiền hôn nhân là giai đoạn từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn, bao gồm cả trẻ vị thành niên khi đã bắt đầu có khả năng sinh sản, cho đến những người lớn tuổi hơn (thậm chí 30 - 40 tuổi) mà chưa từng kết hôn. Đây là những đối tượng cần được quan tâm đến những vấn đề thuộc nội dung chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.

Thực tế hiện nay, các cặp đôi thường chỉ bắt đầu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên, nên đi khám sớm hơn để sàng lọc các vấn đề sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, tốt nhất nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu là 3 - 6 tháng trước khi kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.

Tại sao cần khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Với những người chưa có kinh nghiệm về tình dục, khi khám sức khỏe tiền hôn nhân và nhận được sự tư vấn của bác sĩ sẽ giúp chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống vợ chồng, tránh được những rắc rối trong đời sống tình dục, những bệnh tật liên quan cơ quan sinh sản hoặc thai nghén.

Hơn nữa, khám tiền hôn nhân là sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở và đẻ ra những đứa con khỏe mạnh; Giúp phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến tình dục, mang thai, sinh đẻ.

Người phụ nữ chuẩn bị mang thai và làm mẹ cũng cần hiểu rõ và tiêm vắc-xin, cách bổ sung khoáng chất, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như chuẩn bị điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn; Chủ động kiểm soát thời điểm có con và số lượng con cái một cách tốt nhất.

Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân không chỉ đơn thuần là thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của mình mà còn là thể hiện trách nhiệm đối với người chồng/vợ của mình. Đây là hình thức sàng lọc bước một trong việc nâng cao chất lượng dân số.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là cần thiết.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm khám sức khỏe tổng thể và khám sức khỏe sinh sản. Trong đó, khám sức khỏe tổng thể phát hiện ra bệnh tật có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và người bạn đời để có kế hoạch điều trị sớm như: viêm gan B, HIV hay các bệnh di truyền, bệnh liên kết giới, bệnh tim mạch, bệnh cơ quan sinh sản...

Sức khỏe sinh sản là một vấn đề cực kỳ quan trọng vì hiện nay có tới gần 10% các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Do đó, qua thăm khám để phát hiện sớm những bất thường, có hỗ trợ hay tư vấn kịp thời của bác sĩ là rất cần thiết.

Một số kiểm tra sức khỏe tổng quát thường được áp dụng:

Kiểm tra sức khỏe chung: tim mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm ổ bụng...

Các xét nghiệm cần làm: Kiểm tra đường huyết, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, chụp Xquang lồng ngực, điện tâm đồ, kiểm tra chức năng gan, thận...

Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích...

Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: người thân trong gia đình mắc những bệnh gì? yếu tố di truyền bệnh tim mạch, tăng huyết áp...

Sàng lọc di truyền: Sàng lọc người lành mang gene bệnh giúp dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai.

Bệnh truyền nhiễm: bệnh sởi, thủy đậu, Rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao...

Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm gan siêu vi B, HIV, sùi mào gà, nấm...

Khám sức khỏe sinh sản: Soi tử cung, kiểm tra vòi trứng... Siêu âm tuyến vú; Soi tươi dịch âm đạo; Kiểm tra hormon sinh dục: estrogen, LH, FSH, progesterone (ở nữ). Cho nam giới: Xét nghiệm tinh dịch đồ; Xét nghiệm dịch niệu đạo; Nội tiết tố sinh dục.

Tham khảo thêm thông tin tại: Tác hại của lạm dụng rượu đến sức khỏe sinh sản

BS. Thanh Nhàn - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm