Rụng trứng là quá trình khi trứng trưởng thành được phóng thích khỏi buồng trứng, đẩy vào ống dẫn trứng, nó sẽ đi theo ống dẫn trứng, tiến tới hướng tử cung để gặp tinh trùng... Mỗi tháng, thông thường sẽ có 1 trứng rụng, lúc này niêm mạc tử cung đã dày lên để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh.
Trong giai đoạn đầu, trứng tăng trưởng và chín. Gần đến thời điểm rụng trứng, cơ thể sản xuất rất nhiều hormon estrogen. Hormon này phát tín hiệu làm dày lớp lót tử cung và tạo ra môi trường thân thiện với các tinh trùng. Thời gian rụng trứng là khi nồng độ estrogen cao và làm tăng đột ngột hormon LH. Sự gia tăng này kích thích buồng trứng phóng thích quả trứng đã chín trong vòng 24 - 36 giờ sau đó. Để chủ động trong việc lên kế hoạch mang thai hoặc tránh thai thì việc xác định đúng thời điểm rụng trứng là vô cùng quan trọng.
Cách xác định truyền thống
Hiện nay, biện pháp phổ biến để phát hiện thời điểm rụng trứng là xem xét mức progesterone trong máu, sinh thiết nội mạc tử cung, siêu âm, xét nghiệm dự đoán rụng trứng và bằng cách lập biểu đồ đo nhiệt độ cơ thể (BBT). 2 phương pháp dự đoán rụng trứng và lập biểu đồ BBT phổ biến hơn cả. BBT là nhiệt độ cơ thể thấp nhất đạt được trong khoảng 24 giờ và thường xảy ra từ 2 giờ sáng đến 6 giờ sáng. Việc rụng trứng dẫn đến sự gia tăng từ 0,5 - 1 độ F (tương đương với 0,3 - 0,6 độ C) trong BBT và sự gia tăng nhẹ này được lập biểu đồ cẩn thận, hàng ngày, trong thời gian dài và được sử dụng để theo dõi chu kỳ rụng trứng của mỗi phụ nữ.
Tuy nhiên, các phương pháp đo BBT truyền thống thường bất tiện, không đầy đủ và dễ bị lỗi. Để có được chính xác thời điểm rụng trứng, BBT phải được đo cùng một lúc, mỗi sáng, trước khi ra khỏi giường, trước khi thực hiện bất cứ hoạt động gì. Thêm vào đó, việc đọc nhiệt độ qua nhiệt kế và ghi lại sẽ khiến nhiều người không kiên trì và bỏ dở quá trình.
Dữ liệu được thu thập bởi Yono đồng bộ hóa với ứng dụng Yono tại trạm gốc.
Và ưu việt của thiết bị mới
Nhà sáng chế của thiết bị Yono đã đơn giản hóa quá trình này bằng các phát minh ra Yono gồm 2 phần: Phần đầu chính là Yono - một cảm biến cơ nhỏ có thể ghi lại 70 - 120 lần mức nhiệt độ cơ thể suốt đêm (trái với việc ghi lại dữ liệu nhiệt độ 1 lần duy nhất của phương pháp truyền thống). Việc ghi lại nhiệt độ qua lỗ tai này chính xác hơn nhiều so với phương pháp nhiệt kế tiếp xúc với da vì có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Yono sẽ truyền các dữ liệu này qua bluetooth hoặc wifi. Phần thứ hai của giải pháp là trạm gốc Yono đồng hóa dữ liệu với ứng dụng điện thoại thông minh (hiện chỉ mới thực hiện trên giao diện iOS). Ứng dụng này sử dụng các thuật toán để vẽ biểu đồ nhiệt độ hàng ngày, hàng tháng, từ đó dự đoán chính xác ngày rụng trứng.
Độ chính xác của Yono hiện đang được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu cải thiện hơn nữa. GS. Peter Song - chuyên gia về thống kê sinh học tại Đại học Michigan, Mỹ cùng các đồng nghiệp đang tiếp tục nghiên cứu thuật toán này.
Trong một bài báo được xuất bản trên Tạp chí của IEE về Kỹ thuật y sinh, GS. Song đã cho thấy các thuật toán của ông lọc ra được những dữ liệu bị nhiễu do tiếng ồn, chuyển động hoặc nút tai rơi ra trong đêm và xác định được những điểm dữ liệu phù hợp nhất. Hiện nay, thiết bị Yono đã được bày bán trên thị trường và được các chuyên gia đánh giá sẽ là bước đột phá trong việc hỗ trợ xác định khả năng sinh sản, từ đó có thể giúp kiểm soát mức sinh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thời gian rụng trứng kéo dài bao lâu mỗi tháng?
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.